Du lịch Na Rì - Bắc Kạn: Đánh thức tiềm năng to lớn bằng cách nào?

Tại Hội thảo Phát triển du lịch huyện Na Rì "Du lịch - Tiềm năng và Triển vọng", các đại biểu đều khẳng định tài nguyên du lịch của huyện hết sức to lớn, song những kết quả đạt được lại chưa tương xứng.

Chiều 2/6, UBND huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) đã tổ chức hội thảo phát triển du lịch huyện Na Rì "Du lịch - Tiềm năng và Triển vọng".

Tiết mục trình diễn trang phục của người dân tộc thiểu số ở huyện Na Rì. (Ảnh: Tuấn Nam).

Tiết mục trình diễn trang phục của người dân tộc thiểu số ở huyện Na Rì. (Ảnh: Tuấn Nam).

Sự kiện diễn ra ngay trước Tuần lễ du lịch - di sản văn hoá Ba Bể năm 2022 một ngày nên nhận được sự quan tâm và tham dự của nhiều lãnh đạo hiệp hội du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch, doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh Cao Bằng, Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc...

Những điểm yếu và 4 nhiệm vụ cụ thể

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND huyện Na Rì Nông Văn Nguyên đánh giá tiềm năng du lịch của huyện Na Rì rất lớn và cần được đánh thức.

Ông Nông Văn Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Na Rì. (Ảnh: Tuấn Nam).

Ông Nông Văn Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Na Rì. (Ảnh: Tuấn Nam).

Cũng tại hội thảo, đánh giá những điểm yếu của du lịch Na Rì, ông Nông Quang Kế - Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho hay: "Huyện chưa hình thành được chuỗi sản phẩm du lịch huyện gắn với di sản, văn hóa thu hút nhiều khách tham quan...

Cùng với đó là công tác quản lý và phát huy các giá trị văn hóa, danh thắng, các điểm có cảnh quan đẹp và phát triển du lịch của huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn: Khách du lịch tự đến, tự đi, tự tìm hiểu, chưa có sự hướng dẫn, tư vấn về lộ trình, điểm đến và nhiều danh điểm du khách chưa biết đến để kết hợp trải nghiệm, thăm quan trong tuyến du lịch của mình".

Ông Nông Quang Kế - Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì. (Ảnh: Tuấn Nam).

Ông Nông Quang Kế - Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì. (Ảnh: Tuấn Nam).

Và để phát triển du lịch Na Rì trong thời gian tới, vị Phó Chủ tịch UBND huyện này cho hay Na Rì có 4 nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.

Đầu tiên là tiếp tục rà soát, thống kê, đề nghị xếp hạng, công nhận các tài nguyên vật thể, phi vật thể có tiềm năng du lịch để định hướng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phục vụ mục đích phát triển du lịch. Khai thác các địa điểm có tiềm năng du lịch để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng du lịch cộng đồng gắn với các xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Thứ hai, huyện Na Rì sẽ quan tâm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện. Tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động du lịch với các huyện, tỉnh phụ cận và các địa phương khác; xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện. Phát triển hệ thống các công trình dịch vụ bổ trợ như công trình nhà nghỉ, vui chơi giải trí, thể thao ở các khu, điểm du tiền năng.

Đồng thời, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội để tăng cường tính chủ động của người dân trong phát triển du lịch cũng sẽ được Na Rì chú ý. Huyện sẽ có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở nơi họ sinh sống, tích cực ngăn chặn suy thoái tài nguyên, môi trường; xây dựng phương án bảo vệ môi trường du lịch ở các khu, điểm du lịch.

Các vị lãnh đạo huyện Na Rì và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn điều hành buổi hội thảo. (Ảnh: Tuấn Nam).

Các vị lãnh đạo huyện Na Rì và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn điều hành buổi hội thảo. (Ảnh: Tuấn Nam).

Ngoài ra, Na Rì sẽ xây dựng cơ chế hợp tác về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, từng bước xã hội hóa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá du lịch.

Đặc biệt, huyện Na Rì sẽ ưu tiên tập trung đầu tư như: đầu tư xây dựng các điểm dừng chân, khu du lịch sinh thái, các cây trồng có khả năng tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch.

Hướng đi nào để 'đánh thức' tiềm năng?

Tại hội thảo, ông Schenk Hans Dieter - Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng 5 sao TUI BLUE Nam Hội An cho rằng Na Rì cần làm rõ tầm nhìn và sứ mệnh, cần có slogan rõ ràng, điểm nhắm để quảng bá và bán sản phẩm cho các khách hàng mục tiêu trong thời gian tới.

Với tư cách là một nhà đầu tư, ông Schenk Hans Dieter cho hay ông quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái và mạo hiểm rất tiềm năng.

Ông Schenk Hans Dieter - Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng 5 sao TUI BLUE Nam Hội An. (Ảnh: Tuấn Nam).

Ông Schenk Hans Dieter - Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng 5 sao TUI BLUE Nam Hội An. (Ảnh: Tuấn Nam).

"Tài nguyên rừng, đất rất quý giá, hang động (hang Nàng tiên - PV) tham quan hôm nay rất tuyệt vời nên các bạn cần bảo tồn và phát huy. Ngoài ra, huyện cần đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Đồng thời cũng cần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và hỗ trợ cho bà con phát triển du lịch là rất quan trọng", ông Schenk Hans Dieter nói.

Cũng tại hội thảo, nhà báo Lại Thuý Hà (Báo Văn hoá) đánh giá: "Nếu nói về truyền thông, qua những điểm du lịch, qua những hoạt động du lịch, tôi cho rằng việc truyền thông gặp khó khăn. Vì làm truyền thông thì cần phải có sản phẩm, dịch vụ, tính chuyên nghiệp. Những thứ này, Na Rì còn đang rất thiếu. Ngay trong báo cáo của huyện Na Rì cũng đã nhận ra việc thiếu đó.

Nhà báo Lại Thuý Hà - phóng viên báo Văn hoá. (Ảnh: Tuấn Nam).

Nhà báo Lại Thuý Hà - phóng viên báo Văn hoá. (Ảnh: Tuấn Nam).

Chúng tôi sẵn sàng cùng đồng hành cùng địa phương trong các chặng đường sắp tới. Hi vọng trong thời gian tới, huyện và các cơ quan truyền thông sẽ có những trao đổi thẳng thắn hơn để có những bước phát triển cụ thể hơn".

Còn dưới góc nhìn của một người làm du lịch, khi đánh giá về cách phát triển du lịch ở địa điểm động Nàng Tiên, ông Lê Xuân Hưởng - Chủ tịch HĐQT Công ty Tầm nhìn Việt cho rằng đó là động của thiên nhiên ban tặng nhưng cách chiếu sáng nhiều màu sắc khiến cho du khách khi xem lại ảnh có cảm giác đó như một rạp xiếc.

Theo ông Lê Xuân Hưởng - Chủ tịch HĐQT Công ty Tầm nhìn Việt, cách chiếu sáng ở động Nàng Tiên cần được điều chỉnh để đẹp hơn. (Ảnh: Tuấn Nam).

Theo ông Lê Xuân Hưởng - Chủ tịch HĐQT Công ty Tầm nhìn Việt, cách chiếu sáng ở động Nàng Tiên cần được điều chỉnh để đẹp hơn. (Ảnh: Tuấn Nam).

"Có nhiều hang động như ở Hạ Long, Quảng Bình nhưng cách chúng ta chiếu sáng mang đá, nhũ đá cần phải điều chỉnh. Đường đi thiếu hệ đèn ở dưới chân nên khiến du khách có nguy cơ bị vấp ngã. Ngoài ra, cần giấu khéo các đèn chiếu sáng trong hang cũng như bổ sung các tiện ích như biển chỉ dẫn, thùng rác", ông Hưởng chia sẻ.

Ngoài ra, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cũng đưa ra những gợi mở về việc bảo tồn những căn nhà của người địa phương với ngói âm dương vốn rất thu hút du khách.

Tại hội thảo, so sánh tiềm năng du lịch của Na Rì với Vĩnh Phúc, ông Thạch Bích Thân - thành viên Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng tiềm năng du lịch của Na Rì rất lớn và hơn cả Tây Thiên.

Ông Thạch Bích Thân - thành viên Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc: 'Tiềm năng du lịch của Na Rì rất lớn và hơn cả Tây Thiên'. (Ảnh: Tuấn Nam).

Ông Thạch Bích Thân - thành viên Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc: "Tiềm năng du lịch của Na Rì rất lớn và hơn cả Tây Thiên". (Ảnh: Tuấn Nam).

"Nhưng kinh nghiệm làm Tây Thiên thì còn cần phải trao đổi nhiều. Với sự đầu tư đồng bộ và xúc tiến đúng hướng thì Tây Thiên đã hút khách tốt, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tôi còn nhớ hai năm đầu sau khi làm cáp treo ở Tây Thiên nhưng không có khách. Mọi người rất lo lắng. Nhưng chúng tôi đã lên Đền Hùng để xúc tiến du lịch với khẩu hiệu "Sáng giỗ cha, chiều lễ mẹ". Nhờ sự kiên trì đó, du khách đã biết đến.

Với huyện Na Rì, định hướng phát triển như vậy thì rất tốt nhưng làm bước nào, chắc bước đó, không nên chắp vá. Những gì chưa đủ sức thì làm sau. Du khách có kiến thức rất cao nên yêu cầu hưởng thụ tinh tế, nếu làm không đến nơi đến chốn thì sẽ bị phản tác dụng", ông Thân chia sẻ.

Ngoài ra, ông Thân cũng gợi ý vấn đề phát triển thu hút doanh nghiệp đầu tư và phát triển các điểm tham quan cho khách để du khách muốn quay trở lại Na Rì.

Bà Nguyễn Thị Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cho rằng khi Na Rì phát triển du lịch thì quan trọng nhất là con người nên cần phát triển nguồn nhân lực cho du lịch và đào tạo người dân làm du lịch. (Ảnh: Tuấn Nam).

Bà Nguyễn Thị Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cho rằng khi Na Rì phát triển du lịch thì quan trọng nhất là con người nên cần phát triển nguồn nhân lực cho du lịch và đào tạo người dân làm du lịch. (Ảnh: Tuấn Nam).

Còn bà Nguyễn Thị Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cho rằng trước mắt, Na Rì cần xác định thị trường khách để xác định đúng hướng đầu tư.

"Na Rì cũng cần phải thổi hồn vào các sản phẩm du lịch... Ngoài ra, khi phát triển du lịch thì quan trọng nhất là con người nên cần phát triển nguồn nhân lực cho du lịch và đào tạo người dân làm du lịch", bà Bảo nói.

Đáng chú ý, tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể với mong muốn du lịch của Na Rì phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Tiềm năng du lịch to lớn của huyện Na Rì

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, qua quá trình lao động, sản xuất và tập quán sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Na Rì đã hình thành nên những phong tục tập quán, bản sắc văn hóa độc đáo, phong phú, thể hiện những đặc trưng riêng của văn hóa các dân tộc huyện Na Rì.

Bên cạnh đó, với địa hình đồi núi, sông suối, hang động, diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, phong phú, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Cùng với đó là các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, đây là nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển du lịch tại địa phương.

Theo thống kê, Na Rì có nhiều di tích lịch sử quan trọng như di tích lịch sử Pò Kép, xã Văn Vũ; Nha Na Rì tại thôn Bắc Sen, xã Xuân Dương; Đồn Tây tại Phố Cổ thị trấn Yến Lạc; Nhà văn hóa truyền thống huyện Na Rì…

Về danh lam, Na Rì có thắng cảnh có Động Nàng Tiên, thị trấn Yến Lạc được xếp hạng cấp quốc gia, Hồ Khuổi Khe xã Kim Lư, Thác Nà Đăng xã Sơn Thành, Thác Nà Cà xã Đổng Xá, Động Lũng Danh xã Liêm Thủy, hệ sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ...

Về di sản văn hóa phi vật thể, huyện Na Rì có các làn điệu hát then, hát sly, lượn, hát Páo dung, các nghi lễ cấp sắc, kỳ yên. Các lễ hội văn hóa dân gian như Hội chợ truyền thống xã Xuân Dương, Hội Lồng Tồng xã Sơn Thành; Hội cầu mùa của dân tộc Dao thôn Nà Thác xã Đổng Xá; Hội xuân đồng bào Mông, thôn Khuổi Nộc, xã Lương Thượng, hiện nay huyện có 06 di sản văn hóa phi vật thể được xếp hạng cấp quốc gia gồm Nghệ thuật múa khèn Mông; Lễ cấp sắc của người tày xã Quang Phong; Lễ cầu năm mới và cầu mùa thôn Nà Thác, xã Đổng Xá; Hát Páo Dung của người Dao; Hát Sly của người Nùng xã Xuân Dương; Lễ mừng thọ người Nùng...

Bài liên quan