Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới

Ngày 3/8, tại Hội An (Quảng Nam), tạp chí bất động sản Việt Nam (Reatimes) và VIRES tổ chức Hội thảo: “Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới”.

Đô thị ven biển được xem là các cực mũi nhọn phát triển kinh tế biển

Đô thị ven biển được xem là các cực mũi nhọn phát triển kinh tế biển

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển phát triển mạnh

Tại buổi Hội thảo, nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam cho biết, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần bình quân cả nước…

Ồng Toan thông tin, đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước. Như vậy, kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thực hiện “Khát vọng Việt Nam” đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước hùng cường, thịnh vượng, hòa bình và hạnh phúc.

Ông Toan cho hay, nhìn tổng thể, đến nay, Việt Nam vẫn đang vắng bóng những đô thị biển đúng nghĩa, có thể phát huy, khai thác tối đa những giá trị, lợi thế mà sông nước, biển cả mang lại. Thay vào đó, đô thị hướng biển ở nước ta đang đối mặt với rất nhiều thách thức cản trở quá trình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam

Theo ông Toan, tất cả đang đòi hỏi cần những nghiên cứu nghiêm túc tầm quốc gia và quốc tế để có những tầm nhìn chiến lược và chính sách phát triển phù hợp. Vấn đề then chốt là xác lập tầm nhìn và quy hoạch, định vị không gian đô thị sông biển để phát triển tương xứng với tiềm lực tăng trưởng kinh tế và giá trị độc tôn của từng đô thị, vừa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản – thiên nhiên và tăng tính kết nối giữa các địa phương, thu hút các nguồn lực của doanh nghiệp để kiến tạo nên những công trình đẳng cấp, giàu giá trị văn hóa, khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch và phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ mới.

Trong khi đó, KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, nước ta được thế giới công nhận là một quốc gia biển đảo. Đặc biệt, nước ta là quốc gia biển với chỉ số biển khoảng 0,01 (gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới), với đường bờ biển dài 3.260km, trên 1 triệu km2 vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán; với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trên 3.000 đảo, quần đảo khác.

Tại buổi Hội thảo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi phân tích, khai thác tiềm năng biển là ước ao từ xưa đến nay, chứ không phải hiện tại mới hình thành. Tuy nhiên, có 2 lý do mà ngày xưa người ta ngại không dám tiến ra biển. Thứ nhất là xâm lược, thứ hai là “tai biến” thiên nhiên. Trong đó, “tai biến” thiên nhiên xuất hiện từ đường biển nhiều hơn là từ đường biên giới.

Theo ông Võ, kinh tế biển, khả năng khai thác biển bị lắng, bị chìm xuống, chưa trở thành vấn đề được quan tâm tại tất cả các quốc gia có đường bờ biển. Từ xưa, chỉ có quốc gia mạnh về hải quân, sức mạnh xâm lược bằng đường biển, còn đa phần các nước trốn khỏi đường biển. Thực chất, các nước bảo vệ đường biển, chứ chưa tính đến chuyện khai thác tiềm năng biển.

Ông cho rằng, chúng ta đã kết thúc chiến tranh, đi đến bình đẳng giữa các nước, từ đó vấn đề biển bắt đầu được quan tâm và nổi lên. Hai vấn đề từ biển là nỗi sợ về xâm lược và “tai biến” thiên nhiên đã được khắc phục tốt hơn. Mặc dù “tai biến” thiên nhiên vẫn còn, ví dụ như sóng thần ở Phuket (Thái Lan) vẫn tạo ra hiểm họa lớn, nhưng khả năng chế ngự được “tai biến” thiên nhiên đã tạm ổn do con người vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Bài liên quan