Điền tử đầu là gì, sao phi tần triều Thanh đều muốn có?
Điền tử đầu là một trong những loại trang sức tiêu biểu của phụ nữ quý tộc nhà Thanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về vật này.
Từ thời xưa, sự cao quý của một người phụ nữ vẫn luôn được đánh giá qua vẻ bề ngoài, không chỉ về nhan sắc mà còn ở những món phục sức mà họ diện trên người.
Nếu Lưỡng bả đầu và Giá tử đầu là các kiểu tóc được sử dụng hàng ngày thì Điền tử đầu lại là kiểu tóc được chải trong những dịp đặc biệt hoặc trong các lễ tiết trang trọng. Lộng lẫy và quý phái, Điền tử đầu là một kiểu tóc thường thấy ở các vị phi tần cấp cao.
Sự xuất hiện của Điền tử đầu
Phụ nữ ở giai đoạn Thanh sơ kì chủ yếu là sử dụng Bao đầu làm kiểu đầu chủ đạo. Đến khi Đại Thanh phát triển hưng thịnh, trang sức trên đầu cũng từ đó phát triển từ đơn giản đến phức tạp, dẫn đến việc tải trọng của Bao đầu không còn phù hợp.
Chính vì vậy đã xuất hiện một loại phụ kiện chắc chắn và có thể mang được nhiều trâm hơn, chính là Điền tử.
Cấu tạo của Điền tử đầu
Dạng sơ khai của điền tử được cho là bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn giữa những năm Khang Hi, cho đến những năm cuối thì mới hình thành dạng cơ bản. Đến những năm Ung Chính trị vì, Điền tử mới bắt đầu được lưu hành rộng rãi. Có một điểm đặc trưng để phân biệt Điền từ với Bao đầu, chính là phần mặt sau tương đối bằng phẳng.
Phần quan trọng nhất của Điền tử đầu là chiếc điền tử, có chóp bằng phẳng và hình dạng gần giống như chiếc mũ kếp của người hiện đại. Để chế tạo điền tử, người ta dùng dây đồng, dây kẽm, chỉ bạc hoặc tre trúc uốn thành khung.
Phần khung này gọi là “điền thai”, có đường kính khoảng 30 cm. Bên ngoài điền tử bọc lụa đen, bên trong lót nhung, bông vải hoặc gấm điều, xung quanh gắn thêm một số loại trang sức và lưu tô (những chuỗi hạt nhỏ, dài, rủ xuống vai, liên tục đung đưa). Điền tử có một phần nhô ra phía trước so với đỉnh, ở chỗ tiếp xúc với mái tóc người đội, gọi là phúc cơ. Trên phúc cơ đôi khi cũng được khảm rất nhiều ngọc ngà châu báu.
Để đội điền tử, phi tần cũng vấn tóc tương tự như các kiểu Lưỡng bả đầu và Giá tử đầu. Tuy nhiên, búi tóc cần được chải thấp ra sau một chút do mặt trước và phúc cơ của điền tử phải nằm ở trên đỉnh đầu còn đỉnh của điền tử có xu hướng nghiêng về phía sau. Khi đội, đặt điền tử lên chính giữa búi tóc, dùng các loại trâm, thoa để cố định.
Về chức năng, điền tử được chia thành 2 loại: phượng điền (đội khi mặc cát phục hoặc trong các dịp lễ tiết quan trọng) và hoa điền (đội khi mặc thường phục hàng ngày).
Về hình dáng, điền tử được chia thành 3 loại: phượng điền (thường dành cho hoàng hậu và thái hậu, có các loại trâm, thoa và trang sức hình chim phượng hoàng), mãn điền (loại lớn, có thể che kín cả đầu, là kiểu điền tử phổ biến nhất) và bán điền (loại nhỏ, chỉ che được nửa đầu, thường dành cho các phu nhân lớn tuổi).
Bài liên quan
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách "Người thầy" viết về nhân vật trứ danh của ngành tình báo
“Người Thầy” của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể về cuộc đời của vị tướng tình báo Đặng Trần Đức dưới góc nhìn của người học trò đã nhận được từ ông nhiều bài học quý giá về cách làm người, làm trò và sau cùng là học làm nghề.
Nữ nhà thơ Ng.anh anh ra mắt triển lãm tranh "Làm màu"
Nhân dịp 8/3 này, nữ nghệ sĩ Ng.anhanh tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Làm màu” tại Chu Artspace (33/1B Đặng Văn Ngữ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Triểm lãm "Sứ giả hội họa" của cố họa sĩ Nguyễn Trí Minh tại TP.HCM
Đến với tranh của cố họa sĩ Nguyễn Trí Minh, người xem được chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình, mộc mạc của làng quê Việt Nam xưa với cảnh ao sen, lũy tre, bến nước.. Ông là một trong những tên tuổi được yêu thích của làng hội họa giai đoạn trước 1975 với biệt tài vẽ tranh sơn dầu bằng dao.
Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào? Cần lưu ý những gì?
Đi chùa Hà khi đi lẻ bóng khi về có đôi là câu nói được các bạn trẻ truyền tai nhau. Vì thế, đây là ngôi chùa cầu duyên được nhiều bạn trẻ lui tới.
Những cấm kỵ khi du lịch nước ngoài, phải nắm để không 'hớ'
Những điều cấm kỵ khi du lịch nước ngoài được xuất phát từ văn hóa tại chính quốc gia mà bạn sẽ đặt chân đến, nên nắm rõ để trở thành du khách văn minh.
Ngày tỏ tình 20/5 ở Trung Quốc từ đâu mà có?
Ngày tỏ tình ở Trung Quốc là ngày 20/5, nhưng vì sao họ lại chọn ngày này - bạn đã biết chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
In hoa văn bằng sáp ong ở Hoài Khao: Nét đẹp văn hoá đến từ sự đoàn kết cộng đồng
Với những ống tre, ống giang, việc in hoa văn bằng sáp ong trên vải không chỉ là một nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn ẩn chứa câu chuyện về sự đoàn kết cộng đồng hết sức đặc sắc của người dân Dao Tiền tại xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
3 điểm du lịch Hà Nam gắn với văn học, nên đi để mở mang thêm
Nếu bạn là người yêu thơ ca, văn học thì khi có dịp du lịch Hà Nam, đây là những điểm đến nên thơ, thú vị mà bạn nên khám phá.
10 điều luật kì lạ ở Nhật Bản không mấy người biết
Những điều luật kì lạ ở Nhật Bản sau sẽ làm người yêu du lịch "sốc": không được ép uống rượu, có thể bị bỏ tù nếu mang bộ đàm từ nước khác sang...
5 con giáp phát tài vào tháng 4 âm lịch: Bạn có trong số này không?
Tháng 4 âm lịch sắp tới, đây là những con giáp có tài vận dồi dào, có khả năng phất lên nhanh chóng, dễ thành đại gia. Cùng tìm hiểu nhé.
'Đặc sản HANU' là gì mà sinh viên Hà Nội yêu thích như vậy?
Khu vực Đại học Hà Nội (HANU) từ lâu đã nổi tiếng là thiên đường ẩm thực của sinh viên, học sinh Thanh Xuân. Nơi đây có gì hấp dẫn?
Bí ẩn hiếm ai biết về cặp sư tử đồng trong Tử Cấm Thành
Trong khi các cặp sư tử khác ở Tử Cấm Thành đều được mạ vàng, riêng cặp sư tử đồng nọ vẫn giữ nguyên chất liệu ban đầu. Vì sao lại thế?
Tháng 4 này, có 5 con giáp 'lên đời' trong công việc, tài chính
Giai đoạn từ Rằm tháng 3 âm lịch (15/4 dương lịch) đến giữa năm, 5 con giáp này sẽ đón nhận nhiều thay đổi tích cực trong sự nghiệp, tài chính.
Giỗ tổ Hùng Vương 2022: Đây là giỗ vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Giỗ tổ Hùng Vương 2022, đa số người lao động được nghỉ hết thứ Hai (11/4). Vậy, đây là giỗ của vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Người Nhật có lịch sự không: Đích thân người Nhật 'khui' sự thật
Câu hỏi "Người Nhật có lịch sự không?" được trả lời rằng: "Nếu thuộc bất kỳ sắc tộc châu Á nào, bạn có thể đối diện với phân biệt chủng tộc và sự thô lỗ".
Gọi Thailand là 'Thái Lan' thay vì 'Thái Quốc': Lý do là gì?
Trên diễn đàn hỏi đáp lớn Quora, có thắc mắc rằng vì sao nước ta gọi Thailand là "Thái Lan" mà không phải là "Thái Quốc" (tương tự như Hàn Quốc).
4 cấm kỵ trang phục ở một số quốc gia: Vi phạm điều 1 sẽ bị phạt nặng
Bikini, áo dây, váy ngắn... tưởng chừng như rất bình thường lại nằm trong danh sách cấm kỵ trang phục ở một số điểm đến nổi tiếng này.
Người nước ngoài 'khui' điều tối kỵ ở Nhật Bản: Lý do gây rùng mình
Hóa ra, điều này lại được xem là tối kỵ ở Nhật Bản, và cách hành xử này lại khác với nhiều người Việt Nam. Đó là gì? Cùng chúng tôi khám phá nhé.