Người Nhật có lịch sự không: Đích thân người Nhật 'khui' sự thật
Câu hỏi "Người Nhật có lịch sự không?" được trả lời rằng: "Nếu thuộc bất kỳ sắc tộc châu Á nào, bạn có thể đối diện với phân biệt chủng tộc và sự thô lỗ".
Trên Quora (*), một cô gái người Nhật là Mihoka Fukurai đã chia sẻ quan điểm của mình trước câu hỏi "Are all Japanese people polite?" (Tất cả người Nhật có lịch sự không?)
(*): Quora là một nền tảng mà người dùng có thể bày tỏ quan điểm của mình và cũng có thể biết quan điểm của người khác về một số chủ đề và câu hỏi. Có thể xem Quora giống như một nơi bạn có thể hỏi bất kỳ loại câu hỏi nào với hàng triệu người và bạn cũng có thể trả lời câu hỏi cho hàng triệu khác - những người đang cần được tham vấn.
Mihoka Fukurai (Khoa học xã hội MPH, Đại học Columbia (2020) cho biết:
Tôi nghĩ đây là một định kiến phổ biến. Người Nhật lịch sự với những người nước ngoài đến thăm. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch du lịch đến Nhật và tỏ ra là du khách, bạn sẽ gặp phải nhiều người lịch sự.
Nếu bạn đang cố gắng sinh sống ở Nhật Bản, mọi người sẽ lịch sự với bạn nếu bạn là nam hay nữ da trắng. Nhưng nếu bạn thuộc bất kỳ sắc tộc châu Á nào, bạn có thể sẽ đối diện với sự phân biệt chủng tộc và vài người thô lỗ.
Đối với hầu hết những người nói tiếng Anh, người Nhật có vẻ tử tế.
Chia sẻ này đón nhận một số sự đồng tình. Tài khoản Jun Kabigting lên tiếng:
Quá đúng! Nhật Bản là một quốc gia không 100% tử tế trong việc chấp nhận và hòa nhập với người nước ngoài đang tiến vào văn hóa Nhật Bản, bất kể những người ngoại quốc đó nói thông thạo tiếng Nhật, đã ở Nhật Bản hàng chục năm, hoặc đã có gia đình Nhật Bản.
Chữ kanji của “người nước ngoài” ở Nhật Bản là 外国人 Ga-koku-jin có nghĩa là “người bên ngoài”. Về mặt nhân khẩu học, Nhật Bản có 95% là người Nhật, điều này làm cho nơi đây trở thành một xã hội rất đồng nhất.
Về chuyện "Người Nhật có lịch sự không?", câu trả lời là có - về cơ bản thì điều đó đúng. Tuy nhiên, trong giờ cao điểm bên trong xe lửa/àu điện ngầm và bên trong các nhà hàng cho phép hút thuốc, cái gọi là phép lịch sự của người Nhật đã bị ném ra ngoài cửa sổ. Họ trở nên ích kỷ, thiếu cân nhắc và thậm chí là thô lỗ.
Nhật Bản là một đất nước đầy những nghịch lý. Tôi thậm chí có thể viết một cuốn sách về điều này.
Người dùng Quora eskicchi nói thêm:
Người Nhật khá lịch sự nhưng sau khi sống ở đây 17 năm, tôi nhận thấy 2 điều:
- Người già khá thô lỗ, có lẽ cảm thấy mình đã sống lâu và không cần giữ phép lịch sự
- Người Nhật không như vậy lịch sự với nhân viên cửa hàng, không buồn nói lời cảm ơn khi nhận tiền lẻ của họ. Tôi nghe mọi người nói rằng không cần thiết phải cảm ơn nhân viên cửa hàng vì công việc của họ là phục vụ khách hàng. Tôi không đồng ý.
Lúc này, "chủ xị" Mihoka Fukurai nói:
Vâng, sau khi nghiên cứu về người lớn tuổi, điều này đúng với hầu hết mọi nơi trên thế giới. Chúng ta có thể nhận thấy người lớn tuổi hầu hết không muốn thay đổi quan điểm của họ. Người lớn tuổi có thể học, nhưng hầu hết chọn không học. Ở Nhật Bản có câu nói rằng khách hàng là thượng đế, vì vậy nhân viên cửa hàng cần phải đối xử với họ như vậy, điều này đã gây ra cuộc chiến giấy vệ sinh ở Nhật Bản.
Chủ đề này đã thu hút khá nhiều bình luận. Trong số 65 bình luận, người dùng James Lansdowne kể khá chi tiết:
Đã sống ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong nhiều năm, điều quan trọng cần nhớ là quan niệm về phép lịch sự của họ và của người phương Tây có thể khá khác nhau. RẤT NHIỀU quy tắc lịch sự của người châu Á được xây dựng dựa trên thứ bậc, dựa trên tuổi tác. Mọi người lịch sự với người ở cấp bậc tương đương hoặc cao hơn họ, và nhìn chung có phần xa lánh với những người "ở dưới" họ. Điều này có nghĩa là đa phần những người lớn tuổi có thể bác bỏ bất cứ ai họ muốn.
... Một số người thực sự tử tế, nhưng đối với những người lớn tuổi? Không PHẢI như vậy. Nếu họ muốn cắt ngang hoặc bất cứ điều gì, nếu bạn còn trẻ hơn thì bạn nên im miệng đi.
Điều này liên quan đến nhận xét về nhân viên cửa hàng ở trên. Tôi đã bị giáo sư Kanji của mình bảo rằng đừng cảm ơn nhân viên cửa hàng. Cô ấy cho biết, điều đó không chỉ là không cần thiết mà còn được coi là khá kỳ lạ. Một lần nữa, hãy nhớ về hệ thống phân cấp xã hội. Chúng tôi (tôi và những sinh viên nước ngoài khác trong lớp) chỉ chọn cách phớt lờ giáo sư của mình, vì căn dặn của bà thật kỳ lạ đối với chúng tôi. Tuy nhiên, chuyện cảm ơn đó có thể phức tạp hơn nhiều vì có những tình huống mà việc phá vỡ hệ thống phân cấp có thể bị coi là thô lỗ. Ví dụ: Khi ai đó ở trên bạn định trả tiền cho bữa tối hoặc đồ uống, việc đề nghị giúp trả hoặc trả thay có thể bị hiểu lầm rằng bạn đang "bóng gió" họ không có tiền để trả, và điều này có thể làm mất lòng một số người.
Bạn nghĩ sao về những quan điểm trên? Chia sẻ cùng chúng tôi nhé.
Theo Quora
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách "Người thầy" viết về nhân vật trứ danh của ngành tình báo
“Người Thầy” của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể về cuộc đời của vị tướng tình báo Đặng Trần Đức dưới góc nhìn của người học trò đã nhận được từ ông nhiều bài học quý giá về cách làm người, làm trò và sau cùng là học làm nghề.
Nữ nhà thơ Ng.anh anh ra mắt triển lãm tranh "Làm màu"
Nhân dịp 8/3 này, nữ nghệ sĩ Ng.anhanh tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Làm màu” tại Chu Artspace (33/1B Đặng Văn Ngữ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Triểm lãm "Sứ giả hội họa" của cố họa sĩ Nguyễn Trí Minh tại TP.HCM
Đến với tranh của cố họa sĩ Nguyễn Trí Minh, người xem được chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình, mộc mạc của làng quê Việt Nam xưa với cảnh ao sen, lũy tre, bến nước.. Ông là một trong những tên tuổi được yêu thích của làng hội họa giai đoạn trước 1975 với biệt tài vẽ tranh sơn dầu bằng dao.
Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào? Cần lưu ý những gì?
Đi chùa Hà khi đi lẻ bóng khi về có đôi là câu nói được các bạn trẻ truyền tai nhau. Vì thế, đây là ngôi chùa cầu duyên được nhiều bạn trẻ lui tới.
Những cấm kỵ khi du lịch nước ngoài, phải nắm để không 'hớ'
Những điều cấm kỵ khi du lịch nước ngoài được xuất phát từ văn hóa tại chính quốc gia mà bạn sẽ đặt chân đến, nên nắm rõ để trở thành du khách văn minh.
Ngày tỏ tình 20/5 ở Trung Quốc từ đâu mà có?
Ngày tỏ tình ở Trung Quốc là ngày 20/5, nhưng vì sao họ lại chọn ngày này - bạn đã biết chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
In hoa văn bằng sáp ong ở Hoài Khao: Nét đẹp văn hoá đến từ sự đoàn kết cộng đồng
Với những ống tre, ống giang, việc in hoa văn bằng sáp ong trên vải không chỉ là một nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn ẩn chứa câu chuyện về sự đoàn kết cộng đồng hết sức đặc sắc của người dân Dao Tiền tại xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
3 điểm du lịch Hà Nam gắn với văn học, nên đi để mở mang thêm
Nếu bạn là người yêu thơ ca, văn học thì khi có dịp du lịch Hà Nam, đây là những điểm đến nên thơ, thú vị mà bạn nên khám phá.
10 điều luật kì lạ ở Nhật Bản không mấy người biết
Những điều luật kì lạ ở Nhật Bản sau sẽ làm người yêu du lịch "sốc": không được ép uống rượu, có thể bị bỏ tù nếu mang bộ đàm từ nước khác sang...
5 con giáp phát tài vào tháng 4 âm lịch: Bạn có trong số này không?
Tháng 4 âm lịch sắp tới, đây là những con giáp có tài vận dồi dào, có khả năng phất lên nhanh chóng, dễ thành đại gia. Cùng tìm hiểu nhé.
'Đặc sản HANU' là gì mà sinh viên Hà Nội yêu thích như vậy?
Khu vực Đại học Hà Nội (HANU) từ lâu đã nổi tiếng là thiên đường ẩm thực của sinh viên, học sinh Thanh Xuân. Nơi đây có gì hấp dẫn?
Điền tử đầu là gì, sao phi tần triều Thanh đều muốn có?
Điền tử đầu là một trong những loại trang sức tiêu biểu của phụ nữ quý tộc nhà Thanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về vật này.
Bí ẩn hiếm ai biết về cặp sư tử đồng trong Tử Cấm Thành
Trong khi các cặp sư tử khác ở Tử Cấm Thành đều được mạ vàng, riêng cặp sư tử đồng nọ vẫn giữ nguyên chất liệu ban đầu. Vì sao lại thế?
Tháng 4 này, có 5 con giáp 'lên đời' trong công việc, tài chính
Giai đoạn từ Rằm tháng 3 âm lịch (15/4 dương lịch) đến giữa năm, 5 con giáp này sẽ đón nhận nhiều thay đổi tích cực trong sự nghiệp, tài chính.
Giỗ tổ Hùng Vương 2022: Đây là giỗ vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Giỗ tổ Hùng Vương 2022, đa số người lao động được nghỉ hết thứ Hai (11/4). Vậy, đây là giỗ của vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Gọi Thailand là 'Thái Lan' thay vì 'Thái Quốc': Lý do là gì?
Trên diễn đàn hỏi đáp lớn Quora, có thắc mắc rằng vì sao nước ta gọi Thailand là "Thái Lan" mà không phải là "Thái Quốc" (tương tự như Hàn Quốc).
4 cấm kỵ trang phục ở một số quốc gia: Vi phạm điều 1 sẽ bị phạt nặng
Bikini, áo dây, váy ngắn... tưởng chừng như rất bình thường lại nằm trong danh sách cấm kỵ trang phục ở một số điểm đến nổi tiếng này.
Người nước ngoài 'khui' điều tối kỵ ở Nhật Bản: Lý do gây rùng mình
Hóa ra, điều này lại được xem là tối kỵ ở Nhật Bản, và cách hành xử này lại khác với nhiều người Việt Nam. Đó là gì? Cùng chúng tôi khám phá nhé.