{ "vars": { "account": "G-KD9XKT44DC" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội

Theo bà Đặng Hương Giang - GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, thành phố đã tập trung đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng bằng việc cung cấp “đất sạch” đủ và kịp tiến độ triển khai...

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần đầu bài viết "THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ" của bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội liên quan đến thực tế xây dựng và những kết quả đã đạt được của ngành du lịch Hà Nội.

THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của cả nước, có lịch sử lâu đời hơn 1000 năm tuổi với truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế.

Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch TP. Hà Nội. (Ảnh: VOV).

Trong những năm vừa qua, lượng khách đến du lịch Hà Nội ngày càng nhiều1; số ngày khách lưu trú cũng như ngày khách lữ hành đều tăng; tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành du lịch ngày càng cao, tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động và tăng nguồn thu, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Ngành Du lịch Thủ đô đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, đề án, kế hoạch đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

Hệ thống cơ sở lưu trú, lữ hành, vận chuyển, điểm đến và các dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 trên thế giới và Việt Nam, ngành Du lịch Thủ đô đã gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại rất lớn, các chỉ tiêu phát triển du lịch năm 2020 đều sụt giảm mạnh.

Đại dịch COVID-19 được đánh giá gây ra ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, thay đổi mọi mặt của cuộc sống từ thói quen sinh hoạt, phương thức sản xuất, kinh doanh, cách thức giao tiếp...

Trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, du lịch được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất, căn bản nhất. Rất nhiều hình thức du lịch truyền thống sẽ bị trì hoãn, thay vào đó là các xu hướng du lịch mới, hiện đại sẽ xuất hiện, có thể vừa thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá trải nghiệm vừa đảm bảo an toàn trước dịch bệnh.

Một số xu hướng du lịch mới sẽ phát triển như: Du lịch sức khỏe (wellness travel, du lịch kết hợp công việc (Bleisure travel), nghỉ dưỡng tại nhà (Staycation), du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao.

Việc nắm bắt, đón đầu được các xu hướng du lịch mới sẽ giúp ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Thủ đô nói riêng đưa ra kế hoạch phục hồi, phát triển trong thời gian ngắn, tạo động lực phát triển cho cả giai đoạn.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, của biến đổi khí hậu, cùng sự xuất hiện của đại dịch COVID- 19 đã làm thay đổi tư duy nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, trước những diễn biến phức tạp hiện nay trong quan hệ quốc tế, sự xung đột giữa các quốc gia lớn tạo nên những thách thức, tác động trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam. Trước tình hình đó, đặt ra yêu cầu cho ngành Du lịch Thủ đô phải có những thay đổi căn bản, toàn diện nhằm đáp ứng với tình hình mới.

Năm 2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 28,945 triệu lượt khách (bằng 28% lượng khách du lịch cả nước), trong đó đón và phục vụ 7,025 triệu lượt khách quốc tế. 63 Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, ngành du lịch Thủ đô xác định mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 là: “Đổi mới, cơ cấu lại, tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện ngành Du lịch cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng dịch vụ, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch Thủ đô theo hướng chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo tính bền vững, phát huy vai trò trung tâm phân phối khách lớn của khu vực phía bắc và cả nước”.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng cần phải được ưu tiên thực hiện, đó là tăng cường đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch; đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch; tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng cho các dự án đầu tư hạ tầng, kỹ thuật du lịch..., qua đó tạo nền tảng, tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Thành phố.

2. Thực trạng về chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch và tình hình đầu tư phát triển du lịch của thành phố Hà Nội trong những năm qua

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn 2016-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, với nhiều cách làm sáng tạo và quyết liệt, nỗ lực, quyết tâm thực hiện, đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thủ đô và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố đi vào cuộc sống.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục được cơ cấu lại, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực, kinh tế tăng trưởng khá, cao hơn bình quân chung cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn; khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, một số công trình, dự án quy mô lớn, hiện đại được hoàn thành và khởi công. Công tác xử lý rác thải, nước thải, ô nhiễm ao, hồ,... ngày càng được quan tâm và được cải thiện đáng kể. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương xã hội được tăng cường. Nếp sống văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế liên tục tăng trưởng và đạt mức khá trong cả nhiệm kỳ. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3-7,8%), cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,93%).

Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện

64 đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân 7,12%/năm. Hạ tầng thương mại nội địa được chú trọng phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 10,91%/năm; các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh, chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng doanh thu 12,1%/năm; năm 2019 đón 7,02 triệu khách quốc tế - Hà Nội nằm trong nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

2.2. Kết quả đạt được ngành Du lịch

Những năm gần đây, ngành Du lịch nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội; nhiều cơ chế, chính sách, đề án phát triển du lịch được ban hành và đi vào cuộc sống. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo đã đánh dấu sự chỉ đạo toàn diện, sát sao và quyết tâm cao nhất của Đảng và Nhà nước để phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới.

Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ Thành phố tới cơ sở trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy về phát triển du lịch. Hình ảnh Thủ đô Hà Nội là một điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao; độ nhận diện thương hiệu Du lịch Hà Nội đối với du khách trong nước và quốc tế ngày càng rõ nét.

Hà Nội được xếp hạng trong Top 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới nhiều năm liên tục và lĩnh vực du lịch được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2017-2018; như trong năm 2021, Thành phố Hà Nội đứng thứ 6 trong danh sách Top 25 Điểm đến du lịch phổ biến nhất thế giới do TripAdvisor tổ chức bình chọn; Trang du lịch trực tuyến Worldpackers (Mỹ) giới thiệu 10 thành phố có mức chi rẻ nhất thế giới dành cho người nước ngoài, trong đó có Thủ đô Hà Nội; Tạp chí Time (Mỹ) bình chọn 3 điểm đến của Việt Nam vào Top 100 nơi tuyệt vời nhất thế giới, trong đó có Thủ đô Hà Nội; Cơ quan phân tích Deep Knowledge Analytics (DKA) xếp Thủ đô Hà Nội vào danh sách 50 thành phố ứng phó với đại dịch COVID-19 tốt nhất thế giới.

Thành phố Hà Nội đã quan tâm bố trí ngân sách đầu tư cho Chương trình phát triển du lịch, ngày 05/12/2016, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, trong đó quy định định mức chi sự nghiệp du lịch tại cấp Thành phố theo chương trình phát triển du lịch hàng năm, tại cấp quận huyện là 2.500 đồng/người dân/năm.

Thành phố ưu tiên bố trí kế hoạch vốn ngân sách cho các đề án, chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công: lập danh mục dự án đầu tư công trung hạn 2016- 65 2020 trình và được HĐND Thành phố phê duyệt tại Nghị quyết số 18/2016/NQ- HĐND ngày 06/12/2016 theo hướng bố trí tập trung ngân sách ưu tiên cho dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội như những dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, đầu tư tu bổ, tôn tạo nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các tài nguyên du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phụ trợ khác phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và khách du lịch đến tham quan... Đặc biệt, xác định 02 công trình trọng điểm là dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu vực thành Cổ Loa và dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Hàng năm, thành phố Hà Nội và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các tỉnh, thành phố có liên kết đã triển khai kế hoạch tổ chức cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư lớn trên địa bàn tìm hiểu các cơ hội, thực hiện các dự án phát triển du lịch tại các địa phương bạn, tập trung vào các dự án phát triển du lịch, khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí... Tổ chức, trao đổi các đoàn doanh nghiệp, báo chí khảo sát, kết nối hoạt động của các doanh nghiệp du lịch để xây dựng các tour du lịch liên kết giữa các tỉnh, thành phố.

Đặc biệt năm 2020, đứng trước tình hình các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, UBND Thành phố đã cho phép tiếp tục duy trì hoạt động đối với các cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động phục vụ khách trên địa bàn thành phố Hà Nội; quyết định thành lập cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh tại 23 khách sạn. Bên cạnh đó, đã tích cực triển khai hỗ trợ đối với các cơ sở lưu trú du lịch thuộc diện được miễn, giảm tiền điện theo Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương (năm 2020 đã có 234 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố được nhận hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện với tổng số tiền là gần 32 tỷ đồng).

Trong những năm gần đây, Thành phố Hà Nội đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo xúc tiến đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển cở sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch; giai đoạn 2016 - 2020 đã quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp (từ 3-5 sao) với 15.510 phòng.

Đến nay đã hoàn thành đưa vào hoạt động 15 khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp với 3.737 phòng. Một số dự án khách sạn lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như: khách sạn Intercontinental Hanoi Landmark (khoảng 350 phòng), khách sạn Novotel Thái Hà (350 phòng), khách sạn Grand Mercure, quận Đống Đa (181 phòng)... Các dự án này được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, tạo được điểm nhấn trong phát triển du lịch của Thành phố.

Một số dự án xây dựng sân golf, khu du lịch sinh thái, khu resort như: Khu công viên thể thao giải trí thuộc dự án khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu - Hà Nội; dự án sân golf và dịch vụ Long Biên; một phần sân golf và dịch vụ hồ Vân Sơn, huyện Chương Mỹ... cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo động lực cho phát triển du lịch.

Một số dự án đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư, hoặc đang trong thời gian thi công xây dựng như: Dự án đầu tư Khách sạn, Trung tâm thương mại, dịch vụ và văn phòng, căn hộ (kiểu khách sạn) cho thuê tại số 58 đường Tây Hồ, quận Tây Hồ; dự án Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê tại số 10 phố Trần Nguyên Hãn và số 27-29 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm; khách sạn 66 Sao Phương Đông, quận Ba Đình; Khu du lịch sinh thái - văn hóa -sân golf Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn; Khu du lịch Thác Bạc Suối Sao, huyện Thạc Thất; Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi Kim Quy; Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia, Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa tại Sóc Sơn...; các dự án quy hoạch, đầu tư bảo tồn, tôn tạo công trình di tích lịch sử, văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch (di tích Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc, làng cổ ở Đường Lâm,...) sau khi hoàn thành, những dự án này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch của Thủ đô.

Cơ sở hạ tầng của Thành phố (bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện, nước..) được đầu tư, nâng cấp đồng bộ cũng góp phần hỗ trợ cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế Thành phố, trong đó có cả ngành du lịch như: cầu Văn Lang, 4 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống dự kiến hoàn thành 2021 và các năm tiếp theo... góp phần thúc đẩy phát triển phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ. Vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng được cải thiện: nhà ga quốc tế T2 Nội Bài tiếp tục được hoàn chỉnh và nâng cấp; hãng hàng không Bamboo Airways đi vào hoạt động phục vụ nhân dân và du khách.

Việc triển khai các tuyến vận tải kết nối từ trung tâm Thành phố đến các khu du lịch trọng điểm được quan tâm phát triển, đến nay trên địa bàn Thành phố có 13 tuyến buýt tiếp cận với các khu du lịch trọng điểm và 02 tuyến buýt du lịch 2 tầng phục vụ khách du lịch đến Hà Nội tham quan. Đặc biệt, Thành phố đã đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên trong cả nước, thông qua đó tạo xung lực mới trong kết nối vận chuyển khách du lịch đến các điểm tham quan của Thành phố thời gian tới.

Thành phố hiện đang rất quan tâm đến việc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch thông qua triển khai xây dựng hệ thống du lịch thông minh nhằm cải thiện tính cạnh tranh về mặt công nghệ của ngành du lịch, tạo ra nhiều dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tăng tiện ích cho người dân và khách du lịch.

Trong đó tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung tích hợp vào hệ thống của Thành phố; bổ sung thêm ngôn ngữ (6 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn), vận hành, cập nhật, duy trì trang web du lịch Hà Nội để tăng cường và liên kết giữa khách du lịch - các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch - cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; chia sẻ dữ liệu cùng các đơn vị công nghệ phát triển các ứng dụng công nghệ trong hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, triển khai lắp đặt wifi công cộng miễn phí tại một số điểm du lịch trên địa bàn Thành phố như: khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, khu di tích Hoàng thành Thăng Long, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố sách Hà Nội, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, khu vực phố Trịnh Công Sơn, khu vực nhà chờ sân bay Nội Bài,... phục vụ nhân dân và khách du lịch.

Đồng thời, Thành phố triển khai thực hiện chuỗi các giải pháp tổng thể, đồng bộ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng sống của nhân dân và chất lượng dịch vụ du lịch. Cụ thể: Triển khai đầu tư hạ tầng giao thông vào khu du lịch tại các quận, huyện; Chương trình trồng một triệu cây xanh đến năm 2020 để tăng độ phủ xanh, tạo cảnh quan đẹp; đồng bộ một số tuyến đường quan trọng, đường chính đô thị, tuyến văn minh thương mại, cửa ngõ Thủ 67 đô; cơ giới hóa việc thu gom và vận chuyển rác thải; nâng cao chất lượng nguồn nước, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng được thường xuyên duy trì, đảm bảo tỷ lệ chiếu sáng đạt tối thiểu 98% đối với khu vực đường phố, tỷ lệ 95% đối với khu vực ngõ xóm. Công tác hạ ngầm hệ thống chiếu sáng đồng bộ với kế hoạch hạ ngầm đường dây viễn thông, điện lực đi nổi kịp thời. Xây dựng và triển khai bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, Quy tắc ứng xử văn minh du lịch để tạo môi trường thân thiện, hấp dẫn thu hút du khách.

Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 phê duyệt danh mục dự án công viên, khu vui chơi thể dục thể thao Thành phố kêu gọi đầu tư và danh mục các vườn hoa, sân chơi công cộng giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đầu tư.

Thành phố đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện, mở rộng không gian liên kết kinh tế vùng, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa để kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa. Đến nay, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 58/62 các tỉnh, TP trên cả nước nhằm thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: giao thông, du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đầu tư, văn hóa, xã hội,... Quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển tiếp tục được mở rộng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nâng cao vị thế của Thủ đô trong khu vực và thế giới. Hà Nội tổ chức Hội nghị Hà Nội - Hợp tác phát triển từ 2016-2018, 2020. Việc tổ chức Hội nghị khẳng định, Hà Nội là điểm đến an toàn và hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tại hội nghị năm 2020, Thành phố trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn: 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng.

Để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch bền vững và bước đầu đạt được những kết quả nêu trên, Hà Nội đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kêu gọi, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc bằng các giải pháp chủ động, cụ thể là:

- Về cơ chế chính sách: Có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thúc đẩy cho đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Hướng hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch theo hình thức xã hội hóa, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân xây dựng cơ sở dịch vụ, lưu trú, nhà hàng. Hỗ trợ đầu tư vào các dự án phát triển du lịch cộng đồng, thu hút người dân địa phương tham gia và được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch; ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển và mở rộng thị trường du lịch.

- Công tác quy hoạch du lịch: Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch của Hà Nội trên cơ sở tổng thể của vùng, tập trung quản lý những khu vực trọng điểm du lịch, không để tình trạng giữ đất, đầu tư tràn lan gây lãng phí sức người, sức của, phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng tới công tác thu hút đầu tư.

- Tập trung đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng. Ðây là điều kiện tiên quyết, kích thích thu hút các nhà đầu tư. Trong bối cảnh các địa phương cạnh tranh nhau trong thu hút doanh nghiệp ngày một nhiều, việc cung cấp “đất sạch” đủ và kịp tiến độ triển khai sẽ là lợi thế lớn thu hút quan tâm của nhà đầu tư.

- Phát triển sản phẩm du lịch: Hỗ trợ từ ngân sách Thành phố đầu tư cho chương trình phát triển du lịch toàn diện để tạo dựng cơ sở hạ tầng du lịch thuận lợi, chất lượng dịch vụ du lịch cao, sản phẩm du lịch tiêu biểu. Kết nối các doanh nghiệp lữ hành và điểm đến để xây dựng những tour du lịch, sản phẩm du lịch trải nghiệm, độc đáo trên nền tảng các sản phẩm du lịch truyền thống, có sẵn

- Đẩy mạnh xúc tiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển du lịch. Kết nối tour, tuyến quốc tế với Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong nước đảm bảo có chất lượng và sức cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch đến với Thủ đô.

- Rà soát, đề xuất các vị trí đất đẹp, gắn với các trung tâm thương mại, hội chợ, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, khám chữa bệnh... phù hợp; thu hút đầu tư xây dựng khách sạn.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan

Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
07/12/2022 13:50

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại đầy hứa hẹn của những chuyến chu du dành cho những trái tim ưa xê dịch và đã sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, tận hưởng tất cả những điều tuyệt vời nhất của mùa lễ hội năm nay.

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19
03/04/2022 08:57

Trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2022, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
11/01/2022 09:42

Theo thống kê, trong năm 2020 - 2021, có đến 95% doanh nghiệp lữ hành phải ngừng hoạt động. Nhiều cơ sở lưu trú cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng với số lượng lên tới 80 - 90%.

Du lịch TP. HCM: Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
06/01/2022 09:06

Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch hiện có, trong thời gian qua, TP. HCM đã tập trung phát triển thêm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp sinh thái và đường thủy, du lịch MICE, du lịch y tế...

Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
29/12/2021 10:08

Trước các tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra cho hoạt động du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã ứng phó như thế nào?

Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
25/12/2021 08:11

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về những tín hiệu phục hồi và định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
18/12/2021 08:35

Đánh giá năm 2022 vẫn là năm đầy thử thách đối với ngành du lịch, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho rằng cần phát huy vai trò đòn bẩy ở một số trung tâm du lịch lớn và đề nghị TP. Hà Nội cùng các địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể về việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch.

8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
12/12/2021 06:27

Tại diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần III, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đã đề nghị cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Du lịch vùng dân tộc thiểu số – cần thêm những 'cú hích'
06/12/2021 06:36

Giải bài toán phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Quảng Ninh cần có thêm trợ lực khi khởi động trở lại, nhất là sau tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 suốt hai năm qua.

Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
14/10/2021 15:09

"Du lịch đã chạm đáy" là một phiên trong buổi toạ đàm trực tuyến phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới vừa được tổ chức sáng nay, 14/10.

Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
03/10/2021 17:04

Theo tác giả Nguyễn Hùng Sơn, việc thực thi pháp luật môi trường trong du lịch Hoà Bình đã được quan tâm thực hiện nhưng những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá.

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
09/09/2021 07:58

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend: Từ tối 8/9 nhiều người xem VTV và Youtube đã bày tỏ nỗi xúc động sâu sắc về phóng sự này.

Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
27/08/2021 09:26

Xu hướng du lịch 2021 (travel trends for 2021) được các bên nghiên cứu đưa ra với kỳ vọng sẽ góp phần vào sự hồi phục hoạt động du lịch.

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
20/07/2021 08:30

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, khi có hơn 740,000 ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến thói quen sử dụng bia rượu.

Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
08/07/2021 08:17

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày một nghiêm trọng, mỗi năm hàng triệu tấn nhựa tràn vào các đại dương. Đã đến lúc con người phải chung tay đứng lên hành động dọn dẹp sự ô nhiễm môi trường. Hãy cùng TravelMag đi tìm hiểu về cuộc dọn dẹp lớn nhất lịch sử.

Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
28/06/2021 07:30

Thể thao biển và thể thao mạo hiểm, các giải chạy Marathon, trekking... là những hoạt động bổ trợ cho du lịch tỉnh Ninh Thuận thêm đặc sắc.

Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
27/06/2021 07:30

Phát triển du lịch trải nghiệm ở du lịch tỉnh Ninh Thuận góp phần đưa tỉnh hướng đến mục tiêu ban đầu: Biến Ninh Thuận thành trái tim của tứ giác du lịch.

Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
24/06/2021 07:30

Khách du lịch Hàn Quốc là đối tượng khách hàng thuộc nhóm tiềm năng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận, sau khách du lịch Trung Quốc.