Thứ năm, 06/01/2022, 09:06 AM
  • Click để copy

Du lịch TP. HCM: Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới

Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch hiện có, trong thời gian qua, TP. HCM đã tập trung phát triển thêm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp sinh thái và đường thủy, du lịch MICE, du lịch y tế...

Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần đầu bài viết "THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH; ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ" của ông Phan Văn Mãi - UV BCHTƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP. HCM liên quan đến thu hút đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.

THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH; ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Phan Văn Mãi - UV BCHTƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh nằm phía Đông của Tổ quốc, tiếp giáp các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích hơn 2.095 km2.

Ông Phan Văn Mãi - UV BCHTƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP. HCM. (Ảnh: VOV).

Ông Phan Văn Mãi - UV BCHTƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP. HCM. (Ảnh: VOV).

Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với “vùng đất hoa lệ” bởi những toà nhà chọc trời, sự pha trộn giữa muôn vàn âm thanh và hình ảnh của con người, của cảnh vật, của nhịp sống tưởng chừng chưa bao giờ ngơi nghỉ, nơi được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố này làm những ai một lần ghé qua không khỏi ngỡ ngàng một khi quay trở lại, bởi tốc độ phát triển và sự năng động chuyển mình không ngừng. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước và trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có nền khoa học tiên tiến, trở thành một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

Thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn thành phố với mục tiêu phát triển “du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng đáng kể cả về chất lượng sản phẩm du lịch, doanh thu, lượng khách du lịch và số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, các chỉ tiêu chủ yếu về du lịch được đề ra hàng năm đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch. Khách du lịch quốc tế đến Thành phố chiếm hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch nội địa bằng khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước, tổng doanh thu du lịch của Thành phố bằng 1⁄4 doanh thu du lịch cả nước. Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn mức tăng trưởng của Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 13% trong giai đoạn 2013-2019. Vị trí của ngành du lịch Thành phố ngày càng được khẳng định trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Với những giải pháp về cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích phát triển ngành du lịch, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng tốt.

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GRDP thành phố tăng đáng kể, tăng 0,6% từ năm 2015. Tăng trưởng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh bình quân đạt hơn 16%, khách nội địa đạt 14%, tổng thu du lịch đạt hơn 13%. Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách nhất Việt Nam, đóng góp khoảng 25% tổng GDP du lịch quốc gia năm 2018. Trong những năm gần đây, ngành du lịch của Thành phố đã có mức tăng trưởng liên tục

Thành phố Hồ Chí Minh nằm phía Đông của Tổ quốc, tiếp giáp các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích hơn 2.095 km2. Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với “vùng đất hoa lệ” bởi những toà nhà chọc trời, sự pha trộn giữa muôn vàn âm thanh và hình ảnh của con người, của cảnh vật, của nhịp sống tưởng chừng chưa bao giờ ngơi nghỉ, nơi được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, đầu mối và đa dạng hóa về chiều sâu và chiều rộng để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất cho thành phố. Tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP trung bình của Việt Nam. Ở cấp quốc giaa, tỷ lệ đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch ở mức ổn định trong giai đoạn từ 2013-2019, tăng từ 5,6% tới 5,9%. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp du lịch vào GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh đã dao động trong khoảng 10%-12% trong cùng thời kỳ.

Có thể nói, du lịch đang ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng tầm du lịch không chỉ cần thiết cho sự tăng trưởng mà còn để duy trì đà phát triển kinh tế của Thành phố, cụ thể:

I. Những điểm nhấn trong việc thu hút đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố

1. Việc định hướng và hoàn thiện thể chế, chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch

Ủy ban nhân dân Thành phố đã quyết liệt chỉ đạo công tác triển khai và tổ chức thực hiện Luật Du lịch, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy. Xây dựng các cơ chế, chính sách, khuyến khích, hỗ trợ, phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các quận, huyện nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để khuyến khích người dân, doanh nghiệp cùng chung tay làm du lịch, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Thành phố.

Trên quan điểm đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành các Quyết định về định hướng phát triển du lịch Thành phố với các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia, đầu tư phát triền ngành du lịch Thành phố, như:

(1) Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp trong đó có ngành du lịch. Mức kinh phí hỗ trợ tối đa cho một dự án khởi nghiệp không quá 2 tỉ đồng, theo hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trường hợp đặc biệt (trên 2 tỉ đồng) sẽ do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định. Thời gian hỗ trợ cho một dự án khởi nghiệp không quá 24 tháng.

(2) Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017-2020. Hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch sinh thái 60% lãi suất (mức vốn vay: dưới 10 tỷ đồng).

(3) Quyết định về phê duyệt Chương trình nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, theo đó kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học đã tăng 50% so với năm trước, trong đó có các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch; bố trí 70% kinh phí cho phát triển các sản phẩm mục tiêu của Thành phố trong đó có sản phẩm du lịch; Kế hoạch về phát triển du lịch đường thủy giai đoạn năm 2017 – 2020; Đề án Khuyến khích hỗ trợ người dân tham gia làm du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn chỉnh Chiến lược phát triển ngành du lịch đến năm 2030 nhằm tạo vị thế cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố trong và ngoài nước, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào sự tăng trưởng và qua đó cũng thu hút mạnh các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành du lịch Thành phố.

Hằng năm, Thành phố quan tâm, xây dựng Kế hoạch, bố trí nguồn ngân sách cũng như kêu gói xã hội hoá kinh phí để tổ chức các hoạt động, sự kiện xúc tiến du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch của Thành phố. Bên cạnh đó, lập các danh mục các dự án nói chung, các dự án có liên quan đến phát triển ngành du lịch để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các công trình lớn, tạo điểm nhấn phát triển du lịch.

Đặc biệt Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã xây dựng 51 chương trình, đề án về 3 Chương trình đột phá và 01 chương trình trọng điểm phát triển Thành phố; trong đó, Đảng bộ Thành phố tiếp tục định hướng và xác định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong sự phát triển của Thành phố. Đây là tiền đề và “công cụ” quan trọng để Thành phố xây dưng, triển khai đồng bộ các giải pháp căn cơ và cụ thể trong việc thu hút đầu tư, phát triển ngành du lịch Thành phố tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.

Bên cạnh đó, ngày 19/10/2021, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết về phê duyệt Danh mục lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của Thành phố giai đoạn 2021-2025 thuộc đối tượng ưu tiên đầu tư trực tiếp và cho vay của Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố, Theo đó, Thành phố tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển đối với lĩnh vực du lịch.

2. Trong công tác phát triển sản phẩm

Trong thời gian qua, bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch hiện có, Thành phố đã tập trung phát triển thêm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp sinh thái và đường thủy, du lịch hội nghị - hội thảo (MICE), du lịch y tế...

Du lịch văn hóa - lịch sử: Tổ chức khảo sát, đánh giá các chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành phố để xây dựng và triển khai kế hoạch thúc đẩy phát triển du lịch di sản, văn hóa; song song đó, xây dựng và phối hợp tổ chức một số chương trình du lịch đặc thù gắn với di sản văn hóa Thành phố, Lễ hội Áo dài, chương trình nghệ thuật đường phố... Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch dịch vụ khai thác có hiệu quả một số chương trình tham quan các di tích kiến trúc, nghệ thuật Thành phố.

Du lịch ẩm thực và mua sắm: Tập trung dành cho đối tượng khách kết hợp tham quan và học tập chế biến ẩm thực tại Thành phố. Khai thác chủ yếu tại các làng du lịch, khu du lịch, các trang trại tham quan kết hợp, nhà hàng... các sản phẩm chính phục vụ khách du lịch như: tham quan và kết hợp tìm hiểu ẩm thực, trải nghiệm “Một ngày làm đầu bếp”, kết hợp các sự kiện quảng bá ẩm thực...Tiếp tục tổ chức các sự kiện thường niên về ẩm thực. Qua thống kê, tính đến thời điểm hiện nay, Thành phố có 253 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, bao gồm: 175 cơ sở mua sắm, 77 nhà hàng, cơ sở ăn uống và 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Du lịch nông nghiệp sinh thái: tổ chức khảo sát thực tế tiềm năng phát triển du lịch và triển khai một số chương trình du lịch kết hợp tham quan nhà vườn sinh thái nông nghiệp tại Quận 9, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ; tổ chức khảo sát tiềm năng du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn mới tại các huyện như Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, khảo sát các làng nghề truyền thống tại các huyện ngoại thành; triển khai tổ chức các hoạt động tại Festival Hoa Lan Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức Hội thi thiết kế và khai thác chương trình du lịch chuyên đề sinh thái nông nghiệp trên địa bàn Thành phố, đưa vào khai thác 07 tour đạt giải5.

Du lịch đường thủy: Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và triển khai Kế hoạch về phát triển sản phẩm du lịch đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017- 2020; tiến hành khảo sát các tuyến du lịch đường thủy; tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch đường thủy.

Du lịch hội nghị - hội thảo (MICE): Thành phố xác định tập trung cho công tác truyền thông, quảng bá chuyên đề, định vị thế mạnh về du lịch MICE của Thành phố; tổ chức hội thảo về MICE, kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động du lịch MICE có quy mô và chất lượng cao, thực hiện những chính sách giảm giá, tặng dịch vụ cộng thêm cho các đoàn khách lớn.

Du lịch y tế: Xác định đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng, Thành phố giao Sở Du lịch và Sở Y tế ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển sản phẩm du lịch y tế năm 2017 - 2018 và đã triển khai một số công việc cụ thể nhằm kết nối doanh nghiệp lữ hành với các bệnh viện, cơ sở dịch vụ y tế.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan
Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
07/12/2022 Thống kê

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại đầy hứa hẹn của những chuyến chu du dành cho những trái tim ưa xê dịch và đã sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, tận hưởng tất cả những điều tuyệt vời nhất của mùa lễ hội năm nay.

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19
03/04/2022 Thống kê

Trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2022, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
11/01/2022 Thống kê

Theo thống kê, trong năm 2020 - 2021, có đến 95% doanh nghiệp lữ hành phải ngừng hoạt động. Nhiều cơ sở lưu trú cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng với số lượng lên tới 80 - 90%.

Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội
Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội
05/01/2022 Thống kê

Theo bà Đặng Hương Giang - GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, thành phố đã tập trung đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng bằng việc cung cấp “đất sạch” đủ và kịp tiến độ triển khai...

Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
29/12/2021 Thống kê

Trước các tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra cho hoạt động du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã ứng phó như thế nào?

Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
25/12/2021 Thống kê

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về những tín hiệu phục hồi và định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
18/12/2021 Thống kê

Đánh giá năm 2022 vẫn là năm đầy thử thách đối với ngành du lịch, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho rằng cần phát huy vai trò đòn bẩy ở một số trung tâm du lịch lớn và đề nghị TP. Hà Nội cùng các địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể về việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch.

8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
12/12/2021 Thống kê

Tại diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần III, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đã đề nghị cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Du lịch vùng dân tộc thiểu số – cần thêm những 'cú hích'
Du lịch vùng dân tộc thiểu số – cần thêm những 'cú hích'
06/12/2021 Thống kê

Giải bài toán phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Quảng Ninh cần có thêm trợ lực khi khởi động trở lại, nhất là sau tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 suốt hai năm qua.

Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
14/10/2021 Thống kê

"Du lịch đã chạm đáy" là một phiên trong buổi toạ đàm trực tuyến phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới vừa được tổ chức sáng nay, 14/10.

Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
03/10/2021 Thống kê

Theo tác giả Nguyễn Hùng Sơn, việc thực thi pháp luật môi trường trong du lịch Hoà Bình đã được quan tâm thực hiện nhưng những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá.

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
09/09/2021 Thống kê

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend: Từ tối 8/9 nhiều người xem VTV và Youtube đã bày tỏ nỗi xúc động sâu sắc về phóng sự này.

Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
27/08/2021 Thống kê

Xu hướng du lịch 2021 (travel trends for 2021) được các bên nghiên cứu đưa ra với kỳ vọng sẽ góp phần vào sự hồi phục hoạt động du lịch.

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
20/07/2021 Thống kê

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, khi có hơn 740,000 ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến thói quen sử dụng bia rượu.

Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
08/07/2021 Thống kê

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày một nghiêm trọng, mỗi năm hàng triệu tấn nhựa tràn vào các đại dương. Đã đến lúc con người phải chung tay đứng lên hành động dọn dẹp sự ô nhiễm môi trường. Hãy cùng TravelMag đi tìm hiểu về cuộc dọn dẹp lớn nhất lịch sử.

Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
28/06/2021 Thống kê

Thể thao biển và thể thao mạo hiểm, các giải chạy Marathon, trekking... là những hoạt động bổ trợ cho du lịch tỉnh Ninh Thuận thêm đặc sắc.

Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
27/06/2021 Thống kê

Phát triển du lịch trải nghiệm ở du lịch tỉnh Ninh Thuận góp phần đưa tỉnh hướng đến mục tiêu ban đầu: Biến Ninh Thuận thành trái tim của tứ giác du lịch.

Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
24/06/2021 Thống kê

Khách du lịch Hàn Quốc là đối tượng khách hàng thuộc nhóm tiềm năng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận, sau khách du lịch Trung Quốc.