Thứ hai, 06/12/2021, 06:36 AM
  • Click để copy

Du lịch vùng dân tộc thiểu số – cần thêm những 'cú hích'

Các địa phương khu vực vùng núi ở Quảng Ninh có thế mạnh cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa đặc sắc, khác biệt của các dân tộc thiểu số, ngược lại cũng là nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vì vậy, giải bài toán phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Quảng Ninh cần có thêm trợ lực khi khởi động trở lại, nhất là sau tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 suốt hai năm qua.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc đã được đầu tư xây dựng tại Tiên Yên, là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn. (Ảnh: Phạm Học).

Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc đã được đầu tư xây dựng tại Tiên Yên, là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn. (Ảnh: Phạm Học).

Thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh từ trước tới nay là các sản phẩm du lịch biển, đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, MICE… gắn với địa bàn vùng thấp, khu vực biển đảo là chủ yếu. Ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số những năm gần đây có một số điểm du lịch khởi sắc như ở Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Móng Cái… phục vụ nhu cầu trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống khác biệt, đặc sắc và phong cảnh tự nhiên nguyên sơ của vùng cao. Đây cũng là xu hướng mới, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thực tế còn nhỏ lẻ, manh mún và chưa tương xứng với tiềm năng. Có một thực tế, dù là loại hình du lịch bền vững và mang lại giá trị cho cộng đồng dân sinh nhưng để phát triển du lịch các vùng dân tộc thiểu số lại cần được hỗ trợ ban đầu và trong quá trình thực hiện từ kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ đến vốn đầu tư, cơ sở vật chất, hạ tầng.

Bởi lẽ, nhiều vùng du lịch còn rất hạn chế về nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất gần như chưa có gì, giao thông nhỏ hẹp… Cùng với đó, nguồn lợi thu về từ du lịch cộng đồng không nhanh, không nhiều bằng các loại hình du lịch khác nên sức hút với các nhà đầu tư không cao. Thực tế là cho đến nay, hầu như chưa có những dự án du lịch lớn được đầu tư ở vùng dân tộc thiểu số tại các địa phương trong toàn tỉnh.

Mục tiêu tạo sinh kế cho người dân

Tạo sinh kế cho người dân chính là mục tiêu khi phát triển du lịch cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số. Theo đó thì các dịch vụ du lịch sẽ được cộng đồng dân cư cung cấp, người dân được tạo cơ hội trực tiếp tham gia vào hoạt động phục vụ du khách và được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch tại địa bàn sinh sống.

Tuy nhiên, ngay cả đối với những điểm du lịch cộng đồng “có tiếng” nhất tại Bình Liêu và đây cũng là địa phương có sự phát triển du lịch dường như tốt nhất trong các địa phương vùng cao ở Quảng Ninh, thì việc người dân tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch chưa được bao nhiêu.

Đơn cử như tại bản Sông Moóc (xã Đồng Văn), theo đánh giá thì hiện công việc đem lại thu nhập chính cho người Dao Thanh Phán tại đây là các loại cây đặc trưng như hồi, quế, sở. Ngoài ra, bà con còn canh tác trên các thửa ruộng bậc thang và trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ cũng như có các nghề thủ công truyền thống. Hoạt động du lịch ở đây mới dừng ở mức độ manh nha, tự phát với quy mô nhỏ lẻ.

Ở các điểm du lịch khác như Bản Cáu (xã Lục Hồn) hay bản Lục Ngù (xã Húc Động) dù có tiềm năng trong việc phát triển sản phẩm du lịch, người dân mong muốn được làm du lịch nhưng hiện chưa xây dựng được sản phẩm du lịch, dịch vụ nào; chưa có hoạt động kinh doanh du lịch tại đây.

Ở một số địa phương khác thì du lịch cộng đồng gắn với vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng rất hạn chế. Như ở Ba Chẽ hiện chưa có điểm du lịch cộng đồng nào chính thức được đầu tư hay đưa vào hoạt động. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch hầu như chưa có. Ở khu vực vùng cao của Hạ Long có thể kể đến điểm du lịch sinh thái Thiên đường hoa Quảng La, điểm du lịch Khu bảo tồn bản văn hóa người Dao Thanh Y Bằng Cả… nhưng hoạt động lẻ tẻ, không thường xuyên.

Du lịch cộng đồng ở Quảng Ninh ra đời sau, nhất là du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số càng non yếu hơn. Hai năm gần đây, với tác động của dịch Covid-19 thì mảng du lịch này càng khó khăn hơn. Như ở Bình Liêu, những ý tưởng về xây dựng bản văn hóa du lịch Lục Ngù, Khe Vằn, làm homestay ở khu vực đối diện thác Khe Vằn… đến giờ vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể…

Cần thêm những “cú hích”

Mặc dù khá im ắng do chưa có những nhà đầu tư có tầm hay gặp khó do dịch Covid-19 nhưng rải rác các địa phương cũng từng bước triển khai quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào, là cơ sở bước đầu cho phát triển du lịch sau này.

Ở Bình Liêu, bên cạnh việc đầu tư đường giao thông, di dời các hộ dân vùng dự án khu vực chân thác Khe Vằn, những năm gần đây, huyện đã chú trọng phát triển các CLB văn nghệ nhằm xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ cơ sở, giữ gìn và phát huy các làn điệu hát dân ca truyền thống như: Hát Then của dân tộc Tày, hát Pả dung của dân tộc Dao, hát Soóng cọ của dân tộc Sán Chay. Hiện trên địa bàn huyện có 21 CLB văn nghệ, trong đó có 9 CLB cấp xã và duy trì sinh hoạt đều đặn.

Ở xóm họ Đặng, xã Hải Sơn (TP Móng Cái) đã hình thành làng bích hoạ với những ngôi nhà nơi đây được sơn vẽ rất đẹp, có cổng chào, có những khu vực chụp ảnh, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, sẵn sàng đón khách. Từ đây có thể đi tham quan thác, ruộng bậc thang, tham gia các lễ hội…

Huyện Ba Chẽ hiện đang quy hoạch và xây dựng khu bảo tồn văn hoá người Dao cùng các khu trải nghiệm, dịch vụ khác tại thôn Làng Cổng, thôn Nà Bắp (xã Đồn Đạc), thôn Sơn Hải (xã Nam Sơn), thôn Bắc Văn (xã Thanh Sơn). Đặc biệt, khu bảo tồn văn hóa người Dao tại thôn Sơn Hải (xã Nam Sơn) là điểm được chọn để phục dựng lại không gian văn hóa của đồng bào Dao Thanh Phán cũng như một số lễ hội, phong tục tập quán của cư dân địa phương. Đây hiện là nơi sinh hoạt cũng như đào tạo lại các nghề thủ công gia truyền nhằm sử dụng vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng.

Hay như Tiên Yên, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc đã được đầu tư ở thị trấn Tiên Yên, có quy mô, kiến trúc đẹp. Và năm 2018, huyện đã hoàn thành Khu văn hóa - thể thao dân tộc Tày tại thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ, là công trình kiến trúc truyền thống nhà sàn 2 tầng, 5 gian và nhiều hạng mục khác. Đây cũng là thôn nổi tiếng với Lễ hội Đồng Đình hàng năm gồm các nghi lễ đặc trưng của người Tày, mang hồn cốt là hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), cầu mong một năm mới mùa màng tốt tươi…

Như vậy là việc đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng du lịch cộng đồng ở các địa phương đã từng bước được tiến hành, dù chưa đồng đều. Tuy nhiên, mức độ phát triển của các hoạt động du lịch thực sự còn nhỏ lẻ, chưa hút được các nhà đầu tư lớn, việc hưởng lợi của người dân từ du lịch chưa đáng kể.

Giờ đây, cùng với sự mở cửa trở lại các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, du lịch cộng đồng ở các vùng dân tộc thiểu số cũng cần có thêm những “cú hích”, để tạo bước đột phá trong phát triển, đáp ứng xu thế du lịch trải nghiệm an toàn đang phổ biến hiện nay. Có như vậy thì người dân vùng du lịch mới thực sự được tham gia và hưởng lợi từ chính hoạt động du lịch tại địa phương.

Bài liên quan
Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
07/12/2022 Thống kê

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại đầy hứa hẹn của những chuyến chu du dành cho những trái tim ưa xê dịch và đã sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, tận hưởng tất cả những điều tuyệt vời nhất của mùa lễ hội năm nay.

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19
03/04/2022 Thống kê

Trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2022, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
11/01/2022 Thống kê

Theo thống kê, trong năm 2020 - 2021, có đến 95% doanh nghiệp lữ hành phải ngừng hoạt động. Nhiều cơ sở lưu trú cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng với số lượng lên tới 80 - 90%.

Du lịch TP. HCM: Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
Du lịch TP. HCM: Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
06/01/2022 Thống kê

Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch hiện có, trong thời gian qua, TP. HCM đã tập trung phát triển thêm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp sinh thái và đường thủy, du lịch MICE, du lịch y tế...

Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội
Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội
05/01/2022 Thống kê

Theo bà Đặng Hương Giang - GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, thành phố đã tập trung đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng bằng việc cung cấp “đất sạch” đủ và kịp tiến độ triển khai...

Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
29/12/2021 Thống kê

Trước các tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra cho hoạt động du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã ứng phó như thế nào?

Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
25/12/2021 Thống kê

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về những tín hiệu phục hồi và định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
18/12/2021 Thống kê

Đánh giá năm 2022 vẫn là năm đầy thử thách đối với ngành du lịch, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho rằng cần phát huy vai trò đòn bẩy ở một số trung tâm du lịch lớn và đề nghị TP. Hà Nội cùng các địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể về việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch.

8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
12/12/2021 Thống kê

Tại diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần III, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đã đề nghị cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
14/10/2021 Thống kê

"Du lịch đã chạm đáy" là một phiên trong buổi toạ đàm trực tuyến phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới vừa được tổ chức sáng nay, 14/10.

Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
03/10/2021 Thống kê

Theo tác giả Nguyễn Hùng Sơn, việc thực thi pháp luật môi trường trong du lịch Hoà Bình đã được quan tâm thực hiện nhưng những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá.

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
09/09/2021 Thống kê

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend: Từ tối 8/9 nhiều người xem VTV và Youtube đã bày tỏ nỗi xúc động sâu sắc về phóng sự này.

Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
27/08/2021 Thống kê

Xu hướng du lịch 2021 (travel trends for 2021) được các bên nghiên cứu đưa ra với kỳ vọng sẽ góp phần vào sự hồi phục hoạt động du lịch.

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
20/07/2021 Thống kê

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, khi có hơn 740,000 ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến thói quen sử dụng bia rượu.

Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
08/07/2021 Thống kê

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày một nghiêm trọng, mỗi năm hàng triệu tấn nhựa tràn vào các đại dương. Đã đến lúc con người phải chung tay đứng lên hành động dọn dẹp sự ô nhiễm môi trường. Hãy cùng TravelMag đi tìm hiểu về cuộc dọn dẹp lớn nhất lịch sử.

Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
28/06/2021 Thống kê

Thể thao biển và thể thao mạo hiểm, các giải chạy Marathon, trekking... là những hoạt động bổ trợ cho du lịch tỉnh Ninh Thuận thêm đặc sắc.

Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
27/06/2021 Thống kê

Phát triển du lịch trải nghiệm ở du lịch tỉnh Ninh Thuận góp phần đưa tỉnh hướng đến mục tiêu ban đầu: Biến Ninh Thuận thành trái tim của tứ giác du lịch.

Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
24/06/2021 Thống kê

Khách du lịch Hàn Quốc là đối tượng khách hàng thuộc nhóm tiềm năng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận, sau khách du lịch Trung Quốc.