Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
"Du lịch đã chạm đáy" là một phiên trong buổi toạ đàm trực tuyến phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới vừa được tổ chức sáng nay, 14/10.
Sáng nay, 14/10, báo Người lao động đã tổ chúc buổi toạ đàm trực tuyến phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới. Buổi toạ đàm với sự tham gia của đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, nhiều doanh nghiệp hàng không, lữ hành và các doanh nghiệp lưu trú trong cả nước.
Buổi toạ đàm được chia thành hai phiên, phiên thứ nhất với chủ đề "Du lịch đã "chạm đáy", các vị khách mời cùng trao đổi về bức tranh toàn cảnh của ngành du lịch thời gian qua và hiện tại, thực trạng tình hình du lịch ở các địa phương đến thời điểm này; khó khăn của doanh nghiệp du lịch, hàng không.
Và trong phiên thứ hai với chủ đề "Đề xuất và Hiến kế giải pháp", các khách mời đã đưa ra những mô hình có thể triển khai ngay trong giai đoạn này, khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát để "phá băng" du lịch và kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, địa phương…
Lượng rao bán khách sạn ngày càng tăng
Tại toạ đàm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đánh giá cao sáng kiến của báo Người Lao Động khi tổ chức toạ đàm thời điểm này, khi ngành du lịch đang nỗ lực trở lại.
"Tác động của đại dịch Covid-19 như chúng ta đã biết và trong bối cảnh này, làm sao để chuẩn bị cho câu chuyện phục hồi. Trong 2 năm 2020-2021, hàng loạt doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, rơi vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành năm 2020 có gần 400/2500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế thu hồi giấy phép, 90% doanh nghiệp lữ hành đóng cửa. Hiện doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép chiếm 35% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách cũng không nằm ngoài tác động, thiệt hại này.
Lĩnh vực lưu trú, công suất buồng phòng 6 tháng đầu năm 2021 dưới 10%, đặc biệt những nơi trung tâm du lịch công suất rất thấp. Từ năm 2021, số hoạt động chỉ chiếm 25% so với 2020, lao động tạm nghỉ việc, lao động cầm chừng, chỉ chiếm 10% làm khách sạn. Lượng khách sạn rao bán ngày càng tăng", ông Siêu đưa ra thống kê.
Theo vị Phó Tổng cục trưởng này, bức tranh tổng thể cho thấy sự nghiêm trọng của ngành du lịch, du lịch giảm sâu, và toàn ngành đang mong dịch bệnh sớm được kiểm soát trong trạng thái bình thường mới. So với các ngành khác, du lịch là ngành dịch vụ dễ bị tổn thương, liên quan đến sự di chuyển của con người, mật độ, khả năng tương tác cao nên dễ thành tâm điểm chịu tác động ngay lập tức; và khi phục vụ thì phải đợi các ngành khác phục hồi, rất khó, càng khó…
Chia sẻ tại toạ đàm, ông Võ Anh Tài - Phó TGĐ Saigontourist cũng đã phải thốt lên: "Ảnh hưởng đại dịch Covid-19 lần này ngoài sức tưởng tượng".
"Trong vòng xoáy ảnh hưởng đại dịch nghiêm trọng mang tính toàn cầu thì Saigontourist Group chúng tôi cũng bị thiệt hại nghiêm trọng, nhất là thời điểm áp dụng nghiêm ngặt giãn cách xã hội để ưu tiên phòng, chống dịch.
Vào đầu quý 2 năm ngoái, khi tình hình dịch bệnh bắt đầu nguy cơ lan rộng, chúng tôi đã xây dựng các tình huống giả định 5 kịch bản, với các tình huống từ xấu nhất có thể xảy ra đến tình huống tốt nhất khi thị trường quay lại bình thường như thời kỳ năm 2019. Từ 5 kịch bản đó chúng tôi chia thành các nhóm hành động, các giải pháp chi tiết từ dịch bệnh, biến động thị trường, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, kích cầu, công tác quản lý tài chính, chăm lo giữ nguồn nhân lực…trong đó vấn đề ưu tiên là yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu", ông Tài nói.
Còn GĐ Sở VH-TT&DL Lào Cai Hà Văn Thắng thì cho hay cũng giống như địa phương khác trải qua thời gian rất dài ứng phó đại dịch, du lịch tại Sa pa cũng có sự sụt giảm dù chưa hề có thông báo đóng cửa đón khách.
Ông Thắng cho biết: "Mỗi tháng, chúng tôi đón bình quân 4.000 khách nội tỉnh. Khó khăn nằm ở chỗ không được đón khách địa phương khác và khách quốc tế trong khi tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Có 1.300 cơ sở lưu trú, 34 đơn vị lữ hành... phải giảm đón khách.
Trên 40 dự án đầu tư lớn với trên 50 ngàn tỉ đồng phải triển khai cầm chừng. Rất khó đánh giá được thiệt hại. Nếu như năm 2019, chúng tôi đón 5,5 triệu lượt khách, thu hơn 20.000 tỉ đồng thì năm nay dự tính chỉ thu 3,8 ngàn tỉ đồng. Khó khăn lớn khác nữa là gần như lực lượng lao động du lịch đã chuyển sang làm việc khác, thiếu nguồn lực lao động sau giai đoạn đại dịch".
Nói về khó khăn của ngành hành không, ông Đặng Anh Tuấn - Trưởng Ban Truyền thông của Vietnam Airlines cho hay: "Tôi muốn nhấn mạnh trong 60 năm ngành hàng không dân dụng Việt Nam, giai đoạn qua là những ngày “lịch sử”. Có những ngày không có một chuyến bay nào trên bầu trời, nhiều ngày chỉ chở nửa chuyến bay Hà Nội - TP. HCM. Chúng tôi phải tháo ghế của gần 20/100 máy bay để chở hàng. Điểm qua để thấy rằng đã có sự thay đổi và thực sự khó khăn".
"Song khó không có nghĩa là dừng lại"
Đó là câu nói tiếp theo của ông Đặng Anh Tuấn khi nói về những khó khăn của năm 2021.
Theo ông Tuấn, ngành hành không đã có sự chuẩn bị, duy trì độ sẵn sàng của máy bay theo tiêu chuẩn quốc tế, duy trì bảo trì, bảo dưỡng... Cùng đó, làm việc với các địa phương để chuẩn bị cho phục hồi. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã ký hợp tác với 16 tỉnh, sắp tới có thêm Đồng Nai.
"Mới đây nhất, chúng tôi làm việc với Vingroup, Sungroup, Saigontourist để thí điểm tour Côn Đảo - Hồ Tràm. Với lịch bay, theo sự cho phép của Chính phủ, từ ngày 10/10, hàng không khôi phục 10 ngày thí điểm với 16 đường bay. Kết quả, duy nhất đường bay Hà Nội - TP HCM còn có nhiều khách, còn lại cơ bản khách hàng băn khoăn, thăm dò lo lắng.
Hàng không có khái niệm hành lang xanh. Chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt dù khó khăn nhưng vẫn bỏ nguồn lực lớn triển khai phương pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn thế giới.
Vietnam Arlines là hãng thứ 13 trên thế giới đạt chứng chỉ 5 sao về an toàn phòng chống dịch bệnh. VNA đã báo cáo Chính phủ sớm tham gia chương phổ biến sức khỏe IATA. Bộ VH-TT&DL và trực tiếp là Tổng cục Du lịch cần trực tiếp chỉ đạo nếu không sẽ mất lợi thế kinh tế.
Chúng tôi cũng đề xuất khi xây dựng tour, tuyến cần có tiêu chí chung. Đề nghị địa phương quan tâm bao phủ vaccine. Theo khảo sát vừa rồi, đa số hành khách vẫn đi du lịch biển, sau đó là núi cao, nhưng có điểm mới là khách sẵn sàng đi những điểm mới khai phá, ít người biết. Do đó, bao phủ vaccine tại điểm đến là điều quan trọng", ông Tuấn nói.
Đại diện SaigonTourist Group cho hay tính từ tháng 6/2021 đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp này đã tiếp đón hơn 200 lượt đoàn công tác của Bộ Y tế, ban ngành trung ương; tiếp đón phục vụ các đoàn y bác sĩ từ các bệnh viện trung ương, tỉnh, thành phố khắp cả nước với hơn 25.000 lượt, phục vụ hơn 154.000 đêm phòng, hơn 633.000 suất ăn dinh dưỡng tại 24 khách sạn thuộc hệ thống, chi phí tham gia đợt này ước trên 300 tỉ đồng.
"Ngoài ra, từ 19/9 đến 7/10, Saigontourist Group cũng đã tài trợ, tổ chức bảo đảm an toàn thành công 10 tour tri ân tại Cần Giờ, Củ Chi phục vụ trên 1.100 y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Mới nhất, ngày 13 - 15/10, chúng tôi tổ chức chương trình “5.000 tô phở yêu thương phục vụ lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch”.
5.000 tô phở yêu thương phục vụ lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch Trong tình hình hiện nay và thời gian tới, chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn các phương án kinh doanh cụ thể tại từng đơn vị, từng địa phương nơi có cơ sở của tập đoàn, với mục tiêu sản phẩm, dịch vụ phát triển phải đảm bảo các yếu tố an toàn, chất lượng, mang lại nhiều lựa chọn, giá thực sự cạnh tranh, đi kèm các chương trình khuyến mãi, hậu mãi đặc biệt. Kinh nghiệm 24 khách sạn tại TP. HCM phục vụ hậu cần y tế tuyến đầu chống dịch trong thời gian qua, hoặc các khách sạn 5 sao tại trung tâm TP. HCM áp dụng staycation, take-away...
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là công ty con tập đoàn tiên phong tổ chức thành công các tour tri ân đến các vùng xanh Củ Chi, Cần Giờ, đơn vị lữ hành đầu tiên tại Việt Nam tặng bảo hiểm Covid-19 cho khách…
Cùng việc trên 50 đơn vị khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty lữ hành, nhà hàng, khu vui chơi giải trí của tập đoàn liên tục triển khai chương trình khuyến mãi đặc biệt áp dụng chính sách giá linh hoạt, các hình thức khuyến mãi, hậu mãi, các giá trị cộng thêm nhằm tăng ấn tượng đối với khách hàng, áp dụng phù hợp tình hình thực tế dịch bệnh tại từng địa phương, là những ví dụ trong việc chủ động ứng phó thị trường.
Đối với vai trò lãnh đạo tập đoàn, chúng tôi đã liên tục kiến nghị cụ thể với lãnh đạo trung ương, TP HCM để hỗ trợ cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp du lịch, cùng việc kết nối làm việc cụ thể với lãnh đạo các tỉnh, thành, các đối tác lớn để chuẩn bị các kế hoạch hợp tác khi các địa phương chính thức mở cửa du lịch", ông Võ Anh Tài chia sẻ.
Còn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng cho biết: "Khánh Hòa đã xây dựng kế hoạch đón khách du lịch, kiểm soát và linh hoạt phòng chống dịch Covid-19. Chúng tôi đã xây dựng phương án thí điểm đón khách tiêm vaccine, đã báo cáo Tổng Cục Du lịch, Chính phủ cho phép đồng ý phương án này.
Để thực hiện, chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, các phương án một cách chi tiết nhằm khôi phục du lịch tại địa phương, góp phần vào phát triển chung. Chúng tôi cũng tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức để phục hồi du lịch, bảo đảm chất lượng các khu du lịch, hướng tới bảo đảm an toàn cho du khách, an toàn cho dân cư.
Có thể nói, các tỉnh trong khu vực và cả nước đều đã thực hiện khôi phục lại du lịch với tinh thần trách nhiệm cao với nhiều giải pháp cơ bản đáp ứng tình hình mới, an toàn vệ sinh dịch tễ, giá cả chất lượng dịch vụ, bảo đảm thân, thiện hấp dẫn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập trung phối hợp với hàng không, đường sắt, bến cảng, liên kết các tỉnh, thành trong cả nước"...
Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
Năm 2022 đánh dấu sự trở lại đầy hứa hẹn của những chuyến chu du dành cho những trái tim ưa xê dịch và đã sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, tận hưởng tất cả những điều tuyệt vời nhất của mùa lễ hội năm nay.
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19
Trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2022, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới.
Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
Theo thống kê, trong năm 2020 - 2021, có đến 95% doanh nghiệp lữ hành phải ngừng hoạt động. Nhiều cơ sở lưu trú cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng với số lượng lên tới 80 - 90%.
Du lịch TP. HCM: Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch hiện có, trong thời gian qua, TP. HCM đã tập trung phát triển thêm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp sinh thái và đường thủy, du lịch MICE, du lịch y tế...
Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội
Theo bà Đặng Hương Giang - GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, thành phố đã tập trung đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng bằng việc cung cấp “đất sạch” đủ và kịp tiến độ triển khai...
Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
Trước các tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra cho hoạt động du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã ứng phó như thế nào?
Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về những tín hiệu phục hồi và định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
Đánh giá năm 2022 vẫn là năm đầy thử thách đối với ngành du lịch, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho rằng cần phát huy vai trò đòn bẩy ở một số trung tâm du lịch lớn và đề nghị TP. Hà Nội cùng các địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể về việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch.
8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
Tại diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần III, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đã đề nghị cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Du lịch vùng dân tộc thiểu số – cần thêm những 'cú hích'
Giải bài toán phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Quảng Ninh cần có thêm trợ lực khi khởi động trở lại, nhất là sau tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 suốt hai năm qua.
Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
Theo tác giả Nguyễn Hùng Sơn, việc thực thi pháp luật môi trường trong du lịch Hoà Bình đã được quan tâm thực hiện nhưng những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá.
'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend: Từ tối 8/9 nhiều người xem VTV và Youtube đã bày tỏ nỗi xúc động sâu sắc về phóng sự này.
Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
Xu hướng du lịch 2021 (travel trends for 2021) được các bên nghiên cứu đưa ra với kỳ vọng sẽ góp phần vào sự hồi phục hoạt động du lịch.
Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, khi có hơn 740,000 ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến thói quen sử dụng bia rượu.
Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày một nghiêm trọng, mỗi năm hàng triệu tấn nhựa tràn vào các đại dương. Đã đến lúc con người phải chung tay đứng lên hành động dọn dẹp sự ô nhiễm môi trường. Hãy cùng TravelMag đi tìm hiểu về cuộc dọn dẹp lớn nhất lịch sử.
Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
Thể thao biển và thể thao mạo hiểm, các giải chạy Marathon, trekking... là những hoạt động bổ trợ cho du lịch tỉnh Ninh Thuận thêm đặc sắc.
Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
Phát triển du lịch trải nghiệm ở du lịch tỉnh Ninh Thuận góp phần đưa tỉnh hướng đến mục tiêu ban đầu: Biến Ninh Thuận thành trái tim của tứ giác du lịch.
Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
Khách du lịch Hàn Quốc là đối tượng khách hàng thuộc nhóm tiềm năng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận, sau khách du lịch Trung Quốc.