{ "vars": { "account": "G-KD9XKT44DC" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hậu Covid-19

Trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2022, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Toàn cảnh hội thảo "Khôi phục và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh bình thường mới".

Sự cần thiết sau hai năm đại dịch

Tại hội thảo, ông Phạm Văn Thủy - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng việc đánh giá nhân lực hiện tại, đưa ra hướng phát triển, giải pháp là rất cần thiết sau 2 năm đại dịch.

"Hiện phần lớn nguồn nhân lực vì cuộc sống đã chuyển đổi sang nghề khác, nay mở cửa có những lao động tự nguyện quay lại, có lao động ổn định công việc mới, nguồn thu nhập cao hơn nên họ không quay lại, đánh giá thực trạng đó để có giải pháp, xem nhân lực du lịch của ta đang nằm ở đâu so với khu vực và thế giới.

Ông Phạm Văn Thủy - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Có hay không việc mời lại những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch quay trở lại với nghề, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc cho nhân lực; đào tạo nhân lực chất lượng cao phù hợp với các ngành nghề, các địa phương. Các địa phương, cơ quan quản lý, khu điểm du lịch đánh giá lại thực trạng du lịch, địa phương có cơ chế xây dựng chính sách phối hợp với các trường đào tao nghề xây dựng chiến lược phát triển nhân lực.

Quản lý là Tổng cục, cơ chế phối hợp là các trường sẽ phối hợp dài hơn thế nào, ngắn hạn ra sao. Vấn đề này cần phải làm ngay. Tổng cục, Vụ Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn các trường xem hướng đào tạo sắp tới ra sao. Khu vực miền Trung trở ra hiện tượng thiếu nhân lực rất nhiều", ông Thuỷ nói.

Cũng tại hội thảo, ông Lê Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VH-TT&DL cho hay: "Thống kê đến 31/12/2021, trong 208 trường đại học thì 101 trường có đào tạo du lịch, 110 cao đẳng, trường cấp có đào tạo du lịch, 11 trường đào tạo chuyên sâu. Ban hành 7 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, do Bộ VH, Tổng cục Du lịch, các DN phối hợp xây dựng. Đã đề xuất Bộ LĐ ban hành 13 bộ tiêu chí đầu ra, danh mục các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế như quản trị nhà hàng, lễ tân,…

Có 8 trường, 7/8 được giao nhiệm vụ được thực hiện đào tạo chương trình. Năm 2017 xây dựng đề án phối hợp với các doanh nghiệp du lịch đào tạo nhân lực, ngoài chỉ tiêu được giao còn đào tạo thêm nhiều, gắn kết với các doanh nghiệp du lịch và yêu cầu thực tế".

Ông Lê Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VH-TT&DL.

Theo ông Tuấn, Covid-19 đã ảnh hưởng lớn, doanh nghiệp khách sạn lữ hành đóng cửa, tuyển sinh khó khăn, hay đổi hình thức đào tạo sang online, chất lượng đào tạo cũng có một số vấn đề về kỹ năng hành nghề, không có cơ hội thực tập. Bộ VH-TT&DL đã giao các đơn vị xây dựng đề án về Nhân lực du lịch trong giai đoạn tới, ban hành tháng 12/2021.

"Tuy nhiên, qua quá trình nắm bắt quản lý chúng tôi thấy có 1 số vấn đề, bất cập cần chia sẻ: Tỷ lệ nhân sự du lịch dù có tăng nhưng chưa được đào tạo vẫn còn; tính cân đối chưa phù hợp: năng lực, trình độ, số lượng chất lượng giữa các địa phương, vùng miền; thu hút nhân lực từ các ngành nghề khác, đặc biệt nhân lực cấp trung; đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và tính nhạy cảm; tiếp cận Công nghệ 4.0", ông Tuấn nói.

Còn theo bà Nguyễn Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn: "Trong điều kiện bình thường mới, cần rà soát nguồn nhân lực du lịch, nhận diện rõ những hạn chế, yếu kém, thiếu hụt về chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận. Đồng thời cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, dự báo phát triển du lịch để tính toán nhu cầu đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo của từng địa phương, cơ sở.

Cùng với đó cần có chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực du lịch có kinh nghiệm, kỹ năng nghề đã chuyển việc quay lại làm việc. Thực hiện tốt các chính sách về lương, môi trường làm việc... Có chính sách lương theo bậc, năng lực để khuyến khích nhân viên, học nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, bà Nguyễn Thanh Bình mong muốn có những định hướng việc làm tốt từ phụ huynh đến học sinh ngay từ khi đào tạo. Nếu định hướng việc làm chưa được chú trọng, dẫn đến nhận thức nghề kém, chất lượng nhân sự và hiệu suất việc làm và chất lượng dịch vụ kém.

Bên cạnh đó cần củng cố, nâng cao chất lượng đầu ra đối với đội ngũ lao động nghề của các cơ sở đào tạo du lịch, nâng cao năng lực và chất lượng của công tác đào tạo nghề. Quản lý chặt chất lượng đào tạo. Đồng thời cần kết hợp và liên thông giữa các cấp độ đào tạo, giữa các chuyên ngành đào tạo đặc biệt là ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo.

Đánh giá về thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch trong ngành hiện nay, PGS. TS Nguyễn Văn Đính nhận định: "Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, trong đó ngành du lịch tổn thất nặng nề nhất. Lực lượng lao động du lịch cũng vì thế mà bị tác động mạnh vì mất việc làm hoặc phải chuyển ngành nghề.

PGS. TS Nguyễn Văn Đính trình bày tại hội thảo.

Cho đến nay, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa phải đã kết thúc, toàn xã hội cũng như ngành du lịch phải chuyển sang giai đoạn hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Nhà nước đã có chủ trương phát triển du lịch nội địa và mở cửa thị trường du lịch quốc tế từ đầu năm 2022. Song, nhiều vấn đề đặt ra đối với nhân lực du lịch trong giai đoạn mở cửa và phục hồi ngành du lịch".

Còn nhiều bất cập

Cũng theo khảo sát của PGS. TS Nguyễn Văn Đính, hiện nay công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân lực du lịch mới còn nhiều bất cập. Cụ thể, tại các trường đại học cho thấy chương trình đào tạo dành cho sinh viên còn thiếu tính thực tế.

Một số chương trình giảng dạy cũng như bài giảng của giảng viên không áp dụng sát tính thực tế trong quá trình giảng dạy với sinh viên. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực du lịch. Đây là vấn đề cần được xem xét, lưu ý và thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Qua đó, tạo ra nguồn nhân lực bài bản, tiềm năng, sẵn sàng phục vụ ngành trong tương lai.

Còn theo ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Theo WTTC (Hội đồng lữ hành thế giới), chỉ trong hai năm 2020-2021, đại dịch đã làm mất đi 62 trên tổng số 334 triệu việc làm trong ngành du lịch.

Theo như khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, rất dễ xảy ra khủng hoảng nguồn nhân lực du lịch khi đại dịch đi qua và mỗi quốc gia nên có sự chuẩn bị để không phải đối mặt với việc này.

Đối với du lịch Việt Nam, ngay sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào tháng 1/2020, du lịch Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng do dịch Covid-19 bùng phát. Doanh nghiệp du lịch không hoạt động hoặc hoạt động mang tính duy trì đã dẫn đến việc người lao động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, doanh nghiệp chỉ duy trì bộ khung với số lượng rất nhỏ nhân viên, còn lại cho nghỉ việc, chờ việc; có doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động, có doanh nghiệp không.

Theo ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cần phải đưa ra một số định hướng và giải pháp để đảm bảo nguồn nhân lực phục hồi sau đại dịch.

Tất yếu sẽ dẫn đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Tình trạng này dẫn đến việc thất thoát nhân lực đối với lĩnh vực du lịch và đây thực sự là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ.

"Một thực tế là khi việc lựa chọn, chuyển đổi nghề nghiệp đã ổn định thì người lao động sẽ có tâm lý an tâm đối với công việc mới, dẫn đến việc khi Ngành Du lịch hoạt động trở lại khi đã khống chế được dịch bệnh Covid-19, sẽ không quay trở lại làm việc và nguy cơ thiếu hụt nhân lực du lịch sẽ rất căng thẳng.

Vì vậy chúng ta cần đưa ra một số định hướng và giải pháp để đảm bảo nguồn nhân lực phục hồi sau đại dịch. Cụ thể, chúng ta cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, kêu gọi người lao động du lịch đã có kinh nghiệm quay trở lại làm việc, đáp ứng yêu cầu tổ chức kinh doanh phục vụ khách du lịch.

Xây dựng, triển khai Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nhân lực du lịch Việt Nam sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trong nước và du lịch nội địa được hoạt động trở lại.

Tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng kết hợp với đào tạo mới nguồn nhân lực du lịch đảm bảo yêu cầu bổ sung đủ nhân lực đáp ứng với từng cấp độ phục hồi du lịch phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh, các địa phương trong cả nước. Việc đào tạo các cần chú trọng đến kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm thích ứng với bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi.

Tổ chức rà soát đánh giá các kịch bản phục hồi từ đó xác định được cụ thể quy mô, cơ cấu và yêu cầu về năng lực của người lao động du lịch cần có từ 3 có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trước mắt đảm bảo phục vụ cho giai đoạn phục hồi, thích ứng với điều kiện dịch bệnh, đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Triển khai công tác nghiên cứu những thay đổi của thị trường trong lĩnh vực du lịch. - Nâng cao kỹ năng nghề và bổ sung hình thành các kỹ năng chuyển đổi, các kỹ năng mới, linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của thế giới việc làm đối với nguồn nhân lực du lịch.

Triển khai mạnh mẽ hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và khu vực, đồng thời thành lập và tổ chức hoạt động của các Hội đồng nghề, Hội đồng ngành lĩnh vực du lịch. Hoàn thiện các Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch, tổ chức đề xuất với ASEAN công nhận tương đương các Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia với các Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN.

Ngoài ra theo ông Vũ Thế Bình giải pháp cấp bách hỗ trợ nhân lực là rà soát các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bổ sung, điều chỉnh và tổ chức triển khai các gói hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho các doanh nghiệp du lịch, khu, điểm tham quan, di tích, trong đó cần chú trọng các chính sách hỗ trợ đối với người lao động; miễn, giảm thuế, cắt giảm các khoản phí khác để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc duy trì lượng nhân lực phù hợp với điều kiện tổ chức kinh doanh.

Tổ chức hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực thích ứng trước các biến động do tác động của dịch bệnh Covid-19

Ưu tiên việc tiêm đủ các liều vắc xin phòng, chống Covid-19 cho đội ngũ những người làm du lịch và liên quan

Rà soát và thành lập mạng lưới người lao động du lịch các địa phương, theo đầu mối các doanh nghiệp, thông qua hệ thống liên lạc linh hoạt, nhằm đảm bảo việc bổ sung nhân lực du lịch phù hợp với các địa phương đủ điều kiện tổ chức hoạt động du lịch nội địa, du lịch quốc tế đến, đáp ứng các quy định về phòng, chống dịch Covid-19…", ông Vũ Thế Bình cho biết.

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

Chia sẻ những giáp pháp nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực du lịch, PGS. TS Nguyễn Văn Đính cho rằng: "Để thực hiện thu hút lao động lao động trở lại làm việc và tuyển dụng lao động mới làm việc tại các cơ sở du lịch cần xây dựng hệ thống dữ liệu về lao động của doanh nghiệp. Đối với lực lượng lao động cũ trở lại làm việc, cần đào tạo bổ sung những kiến thức, kỹ năng chuyên môn mới và bổ sung các kiến thức phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với lực lượng lao động mới tuyển dụng, doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo để đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ trực tiếp cho khách. Mặt khác, cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng về phòng chống dịch Covid-19, bảo vệ môi trường, kiến thức, kỹ năng tin học cần thiết.

Đồng thời cần đảm bảo điều kiện sống, điều kiện làm việc và an toàn cho người lao động trong điều kiện bình thường mới. Tạo điều kiện hỗ trợ người lao động và gia đình họ nơi ăn, chốn ở để họ yên tâm làm việc trong giai đoạn đầu".

Chia sẻ tiếng nói của cơ sở đào tạo du lịch, Thạc sĩ Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho rằng: "Để tạo ra nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, các cơ sở đào tạo cần bám sát cập nhật chủ trương, đường lối để linh hoạt thực hiện các giải pháp đảm bảo vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa chủ động thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành.

Thạc sĩ Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục sẽ tăng cường xúc tiến hợp tác với các tập đoàn lớn, doanh nghiệp du lịch và khách sạn tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ và hợp đồng hợp tác về tạo việc làm sau tốt nghiệp.

Công tác đào sẽ được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với cơ cấu ngành nghề và số lượng nhân lực theo nhu cầu xã hội. Từ đó cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp và địa phương. Qua đó tạo ra nguồn nhân lực du lịch linh hoạt, mềm dẻo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, qua đó đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai.

Cũng tại Hội thảo, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức trao chứng chỉ cho các thí sinh đạt kết quả tại kỳ sát hạch nghiệp vụ buồng vừa tổ chức hôm vừa qua.

Bài liên quan
Các địa điểm được du khách Việt yêu thích nhất cho mùa lễ hội năm 2022
07/12/2022 13:50

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại đầy hứa hẹn của những chuyến chu du dành cho những trái tim ưa xê dịch và đã sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, tận hưởng tất cả những điều tuyệt vời nhất của mùa lễ hội năm nay.

Khắc phục khó khăn của ngành du lịch do Covid-19 nhìn từ góc độ kế hoạch - đầu tư
11/01/2022 09:42

Theo thống kê, trong năm 2020 - 2021, có đến 95% doanh nghiệp lữ hành phải ngừng hoạt động. Nhiều cơ sở lưu trú cho nhân viên nghỉ việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng với số lượng lên tới 80 - 90%.

Du lịch TP. HCM: Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới
06/01/2022 09:06

Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch hiện có, trong thời gian qua, TP. HCM đã tập trung phát triển thêm các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp sinh thái và đường thủy, du lịch MICE, du lịch y tế...

Bí quyết thu hút doanh nghiệp du lịch của Hà Nội
05/01/2022 09:29

Theo bà Đặng Hương Giang - GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, thành phố đã tập trung đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng bằng việc cung cấp “đất sạch” đủ và kịp tiến độ triển khai...

Du lịch Việt Nam đã ứng phó với tác động của Covid-19 như thế nào?
29/12/2021 10:08

Trước các tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 đã gây ra cho hoạt động du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã ứng phó như thế nào?

Du lịch nội địa giữ vai trò chủ đạo trong năm 2022
25/12/2021 08:11

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về những tín hiệu phục hồi và định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Hà Nội cùng các địa phương tạo hành lang du lịch an toàn
18/12/2021 08:35

Đánh giá năm 2022 vẫn là năm đầy thử thách đối với ngành du lịch, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho rằng cần phát huy vai trò đòn bẩy ở một số trung tâm du lịch lớn và đề nghị TP. Hà Nội cùng các địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể về việc hợp tác, liên kết phát triển du lịch.

8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch
12/12/2021 06:27

Tại diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần III, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đã đề nghị cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Du lịch vùng dân tộc thiểu số – cần thêm những 'cú hích'
06/12/2021 06:36

Giải bài toán phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Quảng Ninh cần có thêm trợ lực khi khởi động trở lại, nhất là sau tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 suốt hai năm qua.

Du lịch đã 'chạm đáy' và mong muốn phục hồi, phát triển
14/10/2021 15:09

"Du lịch đã chạm đáy" là một phiên trong buổi toạ đàm trực tuyến phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện bình thường mới vừa được tổ chức sáng nay, 14/10.

Du lịch Hoà Bình: Thực thi pháp luật môi trường để phát triển bền vững
03/10/2021 17:04

Theo tác giả Nguyễn Hùng Sơn, việc thực thi pháp luật môi trường trong du lịch Hoà Bình đã được quan tâm thực hiện nhưng những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá.

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend từ tối 8/9
09/09/2021 07:58

'Ranh giới' - phóng sự đặc biệt của VTV chiếm trend: Từ tối 8/9 nhiều người xem VTV và Youtube đã bày tỏ nỗi xúc động sâu sắc về phóng sự này.

Xu hướng du lịch 2021: Gọi tên những loại hình du lịch nào?
27/08/2021 09:26

Xu hướng du lịch 2021 (travel trends for 2021) được các bên nghiên cứu đưa ra với kỳ vọng sẽ góp phần vào sự hồi phục hoạt động du lịch.

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, theo các nhà nghiên cứu
20/07/2021 08:30

Rượu bia là nguyên nhân gây 7 loại ung thư, khi có hơn 740,000 ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến thói quen sử dụng bia rượu.

Cuộc dọn dẹp rác thải nhựa lớn nhất trong lịch sử
08/07/2021 08:17

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày một nghiêm trọng, mỗi năm hàng triệu tấn nhựa tràn vào các đại dương. Đã đến lúc con người phải chung tay đứng lên hành động dọn dẹp sự ô nhiễm môi trường. Hãy cùng TravelMag đi tìm hiểu về cuộc dọn dẹp lớn nhất lịch sử.

Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (1)
28/06/2021 07:30

Thể thao biển và thể thao mạo hiểm, các giải chạy Marathon, trekking... là những hoạt động bổ trợ cho du lịch tỉnh Ninh Thuận thêm đặc sắc.

Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)
27/06/2021 07:30

Phát triển du lịch trải nghiệm ở du lịch tỉnh Ninh Thuận góp phần đưa tỉnh hướng đến mục tiêu ban đầu: Biến Ninh Thuận thành trái tim của tứ giác du lịch.

Khách Hàn Quốc - thị trường nguồn quan trọng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận
24/06/2021 07:30

Khách du lịch Hàn Quốc là đối tượng khách hàng thuộc nhóm tiềm năng cho du lịch tỉnh Ninh Thuận, sau khách du lịch Trung Quốc.