5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triểnLời toà soạn: Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 vừa kết thúc được coi là một sự kiện lớn của ngành du lịch nước nhà, với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.
Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.
Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.
Dưới đây là phần thứ hai của bài "DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19" của ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nội dung liên quan đến "Xu hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới":
DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN DU LỊCH VÀ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG
II. XU HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH MỚI
1. Bối cảnh, xu hướng mới
Đại dịch COVID-19 với những diễn biến khó lường, chưa có tiền lệ đã kéo dài sang năm thứ hai, các quốc gia trên thế giới đang dần chuyển sang thích ứng với hoàn cảnh. Từ phương châm “Zero COVID” với nhiều hành động truy vết, phong tỏa, loại F0 ra khỏi cộng đồng, đến nay, nhiều quốc gia đã xác định “chung sống với COVID” để sớm trở lại cuộc sống bình thường mới. Những quốc gia đạt độ phủ vắc xin cao trong cộng đồng đã triển khai nhiều mô hình như “bóng bóng du lịch”, “hộ chiếu vắc xin”... để thúc đẩy hoạt động du lịch trở lại bình thường.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh chung đất nước đã có vị thế trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch với nguyên tắc trên hết là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, đồng thời giữ vững các thành quả phát triển đất nước trong nhiều năm qua.
Phương châm phòng, chống dịch cũng đã có thay đổi, từ “chống dịch như chống giặc” ở giai đoạn người dân chưa được tiêm vắc xin, đến nay, khi độ phủ vắc xin trong cộng đồng đã đạt được những kết quả cơ bản, đã chuyển sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Hiện nay, có nhiều địa bàn du lịch trọng điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Huế (Thừa Thiên Huế)... đã có độ phủ vắc xin đạt mức miễn dịch cộng đồng. Nhiều điểm đến du lịch khác đang khẩn trương thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin để đạt yêu cầu về an toàn phòng dịch. Đây là yếu tố cơ bản để quyết định thời điểm phục hồi hoạt động du lịch.
Trong bối cảnh mới, xu hướng du lịch cũng có những dịch chuyển với các yếu tố nổi bật như sau:
- Yếu tố an toàn dịch bệnh và thông tin về quy trình bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch được quan tâm hàng đầu do tâm lý e ngại mất an toàn về sức khỏe đã khiến nhiều khách du lịch rất dè dặt khi lựa chọn đi du lịch. Vấn đề an toàn dịch tại điểm đến du lịch được quan tâm trước hết, sau đó là vấn đề xử lý tình huống trong trường hợp xảy ra lây nhiễm, bảo đảm an toàn cho khách được quay trở về là mối quan tâm tiếp theo.
- Thói quen sử dụng dịch vụ du lịch đặt trước cũng thay đổi. Tỷ lệ lựa chọn hình thức đặt dịch vụ trực tuyến tăng so với trước, khách du lịch hạn chế đi theo đoàn do công ty lữ hành tổ chức, không đến chỗ đông người...
- Xu thế du lịch ngắn ngày, tự túc (tự lái xe, tự liên hệ ăn nghỉ), đi theo nhóm nhỏ, du lịch nội tỉnh, nội địa đang chiếm tỷ trọng lớn để tránh lây nhiễm.
- Xu thế lựa chọn các điểm đến mới, có các hoạt động gần gũi với thiên nhiên, nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa ẩm thực đang thu hút khách để tránh tiếp xúc đông người. Các đô thị lớn, trung tâm du lịch đã nổi tiếng, tập trung đông người có thể sẽ giảm hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Xu thế ứng dụng công nghệ nhằm quản lý an toàn và các dịch vụ hạn chế tiếp xúc như đặt dịch vụ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bán hàng tự động, ứng 8 dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong đón tiếp, thuyết minh... đang dần phổ biến và thu hút khách hàng sử dụng để hạn chế giao tiếp trực tiếp.
- Du lịch quốc tế sử dụng hộ chiếu vắc xin, kiểm soát bằng test nhanh được nhiều quốc gia lựa chọn nhưng bước đầu thí điểm bằng hình thức thuê máy bay nguyên chuyến (charter).
Những thay đổi này ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch, công tác quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch, đồng thời thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
2. Quan điểm, mục tiêu phục hồi và phát triển du lịch
Các quan điểm được xác định bao gồm:
1) Phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới phải bảo đảm môi trường an toàn, xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.
2) Phục hồi và phát triển du lịch phải đổi mới so với thời kỳ trước đại dịch, khai thác hiệu quả hơn nữa các nguồn lực, sáng tạo sản phẩm mới thích ứng với xu thế mới; năng động trong tổ chức, quản lý và vận hành để làm chủ tình hình.
3) Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố then chốt để tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới.
4) Năng lực, chất lượng của hệ thống doanh nghiệp du lịch là trụ cột quan trọng để phục hồi, tiến tới phát triển.
5) Công nghệ là xu thế tất yếu trong bối cảnh mới; chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ không tiếp xúc là những yếu tố tiên phong tạo đổi mới để phù hợp với bối cảnh mới.
Mục tiêu của quá trình phục hồi và phát triển du lịch được xác định:
1) Nhanh chóng phục hồi và phát triển trên cơ sở thực hiện hiệu quả với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
2) Bảo đảm sự an toàn, ổn định, chủ động cho doanh nghiệp, người lao động trong mọi điều kiện trước tác động của dịch COVID-19.
3) Thúc đẩy tăng trưởng nhanh, đáp ứng mục tiêu tại Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: du lịch đóng góp khoảng 12-14% GDP, tạo ra 2 triệu việc làm trực tiếp, đứng trong Top 3 các quốc gia dẫn đầu về du lịch ở khu vực Đông Nam Á.
3. Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phục hồi và phát triển
Thực tiễn sau 2 năm chịu tác động ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID- 19, du lịch Việt Nam hiện đang ở trong trạng thái đình trệ chưa có tiền lệ, các chỉ tiêu phát triển đều sụt giảm nghiêm trọng, năm sau tiếp tục suy giảm so với năm trước. Căn cứ thông tin dự báo quốc tế, chương trình, kế hoạch phục hồi kinh tế chung của đất nước, ngành Du lịch tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp sau để phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới:
3.1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch trở lại gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Trọng tâm là mở cửa hoạt động du lịch trở lại ổn định, an toàn, sẵn sàng các kịch bản ứng phó, đưa đời sống của nhân dân và hoạt động kinh doanh du lịch trở lại trạng thái bình thường mới; tăng tính chủ động cho doanh nghiệp nhằm duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp.
- Triển khai nhanh, tập trung tiêm vắc xin đủ liều cho người dân tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm, đạt yêu cầu về miễn dịch cộng đồng. Xây dựng kịch bản cho các tình huống và sẵn sàng ứng phó.
- Hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch trong hoạt động du lịch, tổ chức các dịch vụ vui chơi, giải trí, sự kiện văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách du lịch.
- Thực hiện thống nhất các quy định về đi lại của người dân, khách du lịch, lao động du lịch đã tiêm đủ vắc xin giữa các địa phương; lưu thông hàng hóa phục vụ du lịch; bảo đảm kết nối tour, tuyến du lịch.
- Thí điểm và từng bước mở cửa đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin, có chứng nhận xét nghiệm âm tính và đáp ứng yêu cầu các quy định về đón khách du lịch quốc tế.
- Thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng thúc đẩy xã hội hóa, phối hợp công - tư, hợp tác chia sẻ giữa doanh nghiệp, khách du lịch và chính quyền, người dân tại điểm đến du lịch.
3.2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch
- Kéo dài thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, lệ phí; kéo dài thời gian hỗ trợ giảm giá tiền điện, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; giảm giá vé tham quan tại các điểm du lịch.
- Hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động phát triển du lịch.
- Hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp về giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh.
- Hỗ trợ xây dựng nền tảng dữ liệu, hạ tầng dữ liệu phục vụ du lịch.
3.3. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tăng cường nguồn lực cho phát triển du lịch
- Xem xét, sửa đổi chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển du lịch, song song với chính sách ưu đãi hiện hành về phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo là chính sách ưu đãi cho các khu vực động lực phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới theo hướng tăng trưởng xanh tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Chính sách ưu đãi phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm cộng đồng, du lịch ban đêm...
- Chính sách ưu đãi doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số du lịch, dịch vụ du lịch sử dụng công nghệ “không chạm”, trí tuệ nhân tạo...
- Chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực quốc tế, đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phối hợp công - tư, xã hội hóa để tăng cường thu hút nguồn lực cho phát triển du lịch.
- Chính sách hỗ trợ kết nối liên ngành, liên vùng, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư phát triển du lịch tại các khu vực có nhiều tiềm năng, dư địa phát triển gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
- Chính sách hỗ trợ để duy trì và tăng cường chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp,địa phương và năng lực cạnh tranh quốc gia.
3.4. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển hạ tầng du lịch, thu hút nguồn lực đầu tư, đổi mới sản phẩm, phát huy lợi thế về du lịch
- Tập trung phát triển, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối giữa các đô thị, cơ sở hạ tầng thiết yếu như sân bay, bến cảng, nhà ga... với các khu, điểm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khai thác dư địa phát triển và thu hút khách du lịch tiếp cận điểm đến du lịch.
- Phát triển, nâng cấp hạ tầng số, chuyển đổi số, hạ tầng y tế, văn hóa, xã hội tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.
- Thúc đẩy kết nối hàng không quốc tế đến các quốc gia, điểm đến an toàn; các thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao.
3.5. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị hệ thống, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên nền tảng điện tử, số hóa.
- Hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ, quản lý và khai thác dữ liệu. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở và người dân trong các hoạt động phát triển du lịch.
- Tăng cường quản trị rủi ro, khả năng xử lý linh hoạt các tình huống của cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để thực hiện hiệu quả những giải pháp nêu trên gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2026, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội như sau:
- Chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2022-2023, trong đó coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nắm bắt tốt các cơ hội nhằm 11 thực hiện hiệu quả 6 nhóm giải pháp nêu trên sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành Du lịch.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh mới, thích ứng an toàn linh hoạt với dịch bệnh; trong đó tập trung đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo khuyến khích và tạo thuận lợi cho du lịch phát triển như:
+ Chính sách tạo thuận lợi đi lại: mở rộng chính sách visa thông thoáng về thủ tục, visa điện tử, hộ chiếu vắc xin, tạo thuận lợi đi lại với chính sách hỗ trợ kết nối hàng không quốc tế.
+ Chính sách thúc đẩy xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngoài thông qua đề xuất sửa đổi Luật Cơ quan đại điện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, trong đó cho phép lập văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm trên thế giới.
+ Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch đêm, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo gắn với du lịch.
+ Chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng gắn với du lịch; khuyến khích hợp tác công-tư trong đầu tư và vận hành sân bay, đường cao tốc, bến cảng du lịch, các công viên chủ đề, công trình văn hóa tầm cỡ nhằm hình thành các vùng động lực phát triển du lịch.
+ Tiếp tục các chính sách hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, hải đảo gắn với phát triển du lịch và phát triển nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng, du lịch bền vững.
- Ban hành cơ chế ban bố tình trạng ứng phó với khủng khoảng dịch bệnh, thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác với các chính sách cụ thể về hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại, khôi phục kinh doanh và an sinh xã hội để chủ động thích ứng đối với doanh nghiệp và người dân nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Trên đây là báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch, những nỗ lực khắc phục vượt qua khó khăn và đề xuất những giải pháp để trên cơ sở đó kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có chương trình hành động và chỉ đạo cấp chính quyền địa phương thống nhất triển khai, sớm phục hồi và đưa du lịch phát triển sang trang mới, lên tầm cao mới.
* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.