Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.
Tại buổi toạ đàm “Bình Định kích hoạt du lịch Xanh: Điểm đến an toàn – Trải nghiệm hấp dẫn” ở FLC Quy Nhơn, Bình Định, các đại biểu không chỉ đưa ra các nhận định, đánh giá, phân tích về việc kích hoạt các chương trình du lịch an toàn cho du lịch nội địa mà lộ trình đón khách quốc tế cũng như khó khăn của các doanh nghiệp cũng được bàn tới.
Gỡ khó cho doanh nghiệp
Tại buổi toạ đàm, bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc điều hành Vietrantour cho biết, đối với Vietrantour và các doanh nghiệp du lịch trên cả nước, dịch Covid-19 là khó khăn chưa từng có, cũng chưa bao giờ mà ngành du lịch được quan tâm như bây giờ.
Bà Huyền chia sẻ: "Năm 2020, chúng tôi cũng từng hừng hực khí thế để quay trở lại nhưng rồi dịch bệnh lại phức tạp hơn. Sau hai năm phải đóng cửa, nhân sự của Vietrantour chỉ còn khoảng 30% so với trước đây. Nhưng chưa bao giờ chúng tôi đầu hàng và luôn mong muốn được quay trở lại".
Để chuẩn bị cho lần này khi mọi thứ đều phải thay đổi, Vietrantour đã xây dựng quy trình mới hoàn toàn từ 5 khâu còn 2 khâu. Nhân sự cũng phải đào tạo lại toàn bộ, đa năng hơn, hiệu quả hơn. Không chỉ là người bán hàng mà còn phải là người truyền thông về sản phẩm, truyền thông cho khách hàng an tâm, không chỉ là người quản lý hệ thống mà còn phải xây dựng sản phẩm du lịch.
Bên cạnh đó bà Huyền cho biết hiện Vietrantour vẫn còn 70 hợp đồng lớn ký trong năm 2021 mà chưa thực hiện được. Thời điểm cách đây 2 tuần, công ty nhận được tín hiệu tích cực từ các đối tác muốn công ty gợi ý những điểm đến an toàn để đi du lịch.
Theo bà Huyền nhờ có những tập đoàn đầu tàu như Tập đoàn FLC và hãng hàng không Bamboo Airways luôn hừng hực khí thế để khởi động lại khiến cho các doanh nghiệp như công ty bà bớt phần ủ rũ và lấy lại được tinh thần.
Tuy nhiên, để tái khởi động lại du lịch trong bối cảnh mới, bà Huyền cho rằng cần phải thay đổi rất nhiều.
Đầu tiên là cần xây dựng lại sản phẩm, như Bình Định là địa phương có tiềm năng du lịch tuyệt vời từ văn hóa, ẩm thực kết, con người và hệ thống kết nối giao thông thuận tiện.
Bình Định cũng tiếp giáp với Gia Lai và Tuy Hòa, Phú Yên, đây là địa phương không chỉ du lịch nội tỉnh mà còn liên kết với tỉnh khác.
Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp nhỏ lẻ đang phải tự đi khảo sát xem những đơn vị lưu trú, nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch có còn hoạt động hoặc đã trở lại hoạt động bình thường hay chưa, các điểm đến có còn phù hợp với khách du lịch hay không?
Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm cũng cần đổi mới, du lịch an toàn nhưng phải hấp dẫn. Bình thường mới du lịch mới nhưng cần cho khách hàng cảm xúc mới, thăng hoa mới.
Bà Huyền cho rằng, vai trò của địa phương trong lúc này là rất quan trọng. Các địa phương cần có sự thống nhất, hướng dẫn quy trình nếu có F0 thì cần làm như thế nào, bộ tiêu chí du lịch để doanh nghiệp nắm được và tư vấn cho hành khách.
Đây không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp mà hành khách cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
"Nhu cầu du lịch luôn có nhưng chúng ta chưa khơi đúng nhu cầu của khách hàng, bằng chứng là việc các resort quanh Hà Nội luôn "full" phòng. Vì vậy, cần có cam kết với khách hàng bằng những sản phẩm du lịch xanh, những quy trình, điều kiện đảm bảo an toàn", bà nói.
Về truyền thông, theo bà các doanh nghiệp tại Quy Nhơn cần phối hợp với địa phương và các doanh nghiệp lữ hành, truyền thông cho tâm lý khách ổn định. Nhất là về vấn đề chi phí, nếu trong quá trình chưa thực hiện dịch vụ mà xảy ra điều kiện bất khả kháng khiến chuyến đi bị trì hoãn thì phải cam kết với khách hàng sẽ chịu trách nhiệm về chi phí mới khiến khách hàng yên tâm. Bởi việc bị giữ tiền, mất tiền đang là mối quan tâm rất lớn của các du khách.
"Nếu chỉ một bên doanh nghiệp lữ hành cam kết với khách hàng mà không nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp cung cấp phòng nghỉ, vé máy bay thì rất khó để tạo một dịch vụ thực sự “xanh” và an tâm cho khách hàng", bà Huyền nói.
Giám đốc điều hành Vietrantour cho biết, trong thời gian tới, sẽ phối hợp với các đơn vị nghỉ dưỡng như FLC để khôi phục lại doanh nghiệp.
"Phần lớn du khách hiện không quan tâm đến giá, họ chỉ quan tâm đến việc doanh nghiệp có cam kết không giữ tiền của họ nếu bị trì hoãn,… Đây là một tín hiệu rất mừng với ngành du lịch", bà nói.
Về phía tỉnh, bà cho biết, các doanh nghiệp mong muốn tỉnh sẽ có danh sách những đơn vị cung cấp dịch vụ từ phòng nghỉ, nhà hàng, nhà xe, máy bay,… tham gia vào chương trình để cùng đồng hành và khách hàng cũng yên tâm.
Cũng tại toạ đàm, TS. Cao Trí Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam - miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Travelmart cho biết, ông tham gia tọa đàm với mong muốn du lịch có định hướng rõ nét cho sự phát triển trở lại.
Ông Dũng nói: “Chúng tôi mong sự hỗ trợ từ Hiệp hội Du lịch, lãnh đạo địa phương, FLC để có các sản phẩm mới để phục hồi du lịch”.
Theo ông Dũng, Covid-19 đem lại thách thức, thiệt hại lâu dài chưa từng có cho doanh nghiệp. Với trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn, một số doanh nghiệp trở lại mạnh mẽ. Với bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp lớn, hãng hàng không, lữ hành có vai trò lớn trong việc dẫn dắt ở các điểm đến. Tuy nhiên, khó trông chờ vào mô hình như trước đây.
Ngoài ra, ông cho rằng cần thực hiện việc phục hồi thị trường du lịch một cách chủ động, có định hướng, không thể bị động theo cách làm của một số địa phương, doanh nghiệp đang làm hiện nay. Bình Định có đủ điều kiện để thực hiện điều này, đặc biệt là có nhà đầu tư lớn là FLC. Ông tin rằng trong tương lai gần, Bình Định sẽ có sự phát triển vượt bậc, trở thành Đà Nẵng, Khánh Hòa thứ 2.
Ông Dũng cũng đưa ra đề xuất phía lãnh đạo tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, chính sách tiếp cận với các các gói hỗ trợ. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ du lịch cần nhanh chóng hình thành các gói sản phẩm đặc sắc, để doanh nghiệp lữ hành có thể chào bán ngay. Với mỗi luồng khách, cần có hệ sinh thái với những sản phẩm khác nhau. Từ đó, các công ty lữ hành sẽ khai thác theo thế mạnh của mình. Tọa đàm hôm nay có thể là bước khởi đầu mới cho sự quay lại này.
Nhắc lại ngay từ tháng 7/2021, Tổng cục Du lịch đã ban hành hướng dẫn tạm thời số 3862 với 6 nhóm giải pháp, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhấn mạnh yếu tố đầu tiên là hướng tới đảm bảo an toàn cho các điểm đến và an toàn với khách du lịch.
“Chúng tôi cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất, và chúng tôi có phương châm an toàn đến đâu mở du lịch đến đó”, ông Khánh nói.
Để an toàn theo ông trước hết là phải hướng tới tiêm đủ vaccine. Thứ hai, là yếu tố thực hiện theo quy tắc 5k. Thứ ba, là phải ứng dụng công nghệ tạo nên hoạt động du lịch không chạm, đây là yếu tố cấp bách. Và một nội dung nữa là truyền thông nhắc nhở mọi người luôn đảm bảo an toàn.
“Đây là tất cả những điều chúng tôi đúc kết được để đảm bảo an toàn để có thể mở cửa lại du lịch trở lại”, ông Khánh cho biết.
Ông nói thêm, trong hướng dẫn 3862 cho biết hoạt động du lịch vẫn được diễn ra ở vùng cấp độ 4, chỉ có giảm công suất và không được đi tour chứ không có quy định nào cấm hẳn hoạt động du lịch.
Theo tinh thần này ông cho rằng các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.
Ngoài ra, về tạo điểm du lịch hấp dẫn, thì theo hướng dẫn 3862 có đề nghị phát triển sản phẩm đa dạng hóa, phù hợp với xu hướng của thị trường. Ở Bình Định có thể phát triển du lịch biển, văn hóa…
Sự chuẩn bị...
Liên quan đến việc đón du khách quốc tế, ông Nguyễn Mạnh Quân - Phó TGĐ Thường trực Bamboo Airways cho biết rất vui khi chính quyền Bình Định vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về bổ sung Bình Định vào điểm đến.
Trước đó đã có 5 địa phương được phép đón khách quốc tế gồm Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoá, Kiên Giang, ông Quân cho rằng, đây không chỉ là cạnh tranh điểm đến trong nước mà là cạnh tranh điểm đến ở khu vực.
Hiện tại, Bamboo ký hợp đồng đến tháng 3 sang năm, đưa khách từ Đông Bắc Á, châu Âu về Phú Quốc, Nha Trang, để thay vì đi Thái Lan, Indonesia, Philippines thì họ sẽ đến Việt Nam. Ngoài ra, Bamboo Airways cũng thực hiện các chuyến bay quốc tế về Việt Nam theo hình thức combo, charter…
Gần đây, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện chuyến bay quốc tế với hộ chiếu vaccine. Phần lớn chuyến bay sau quy trình test, cách ly đều âm tính. Điều này cho thấy quy trình rất an toàn, hy hữu mới có trường hợp phát sinh.
“Sự thành công này là cơ sở để chúng ta bước vào giai đoạn mới, phục vụ nhu cầu hồi hương, du lịch vào Việt Nam. Tôi tin tưởng vào sự phục hồi trong thời gian sớm nhất”, ông nói.
Với riêng Bình Định, ông Quân nhận thấy có nhiều điểm cạnh tranh quốc tế về hạ tầng, sân bay, cơ sở du lịch, cảnh quan thiên nhiên, con người... Nhưng từ tiềm năng biến thành thực tế cần nỗ lực nhiều từ phía doanh nghiệp, chính quyền, nhà chức trách.
Ở góc độ doanh nghiệp địa phương, ông Nguyễn Phạm Kiên Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Định, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch miền Trung đề xuất doanh nghiệp lớn như FLC và Bamboo Airways có thể tăng cường kết nối với doanh nghiệp tại Bình Định để có sự gắn kết cao, chia sẻ và cùng phát triển sản phẩm cùng làm phong phú hơn sản phẩm du lịch Bình Định.
Về phía bộ ngành và Chính phủ, ông đưa ra đề xuất hỗ trợ phục vụ các khách quốc tế đến địa phương vì Bình Định chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên còn hạn chế trong điều kiện phục vụ khách quốc tế.
Với quy định ký quỹ 500 triệu để đón khách quốc tế đến địa phương, ông cho rằng còn quá sức với tất các các doanh nghiệp nên đề xuất các bộ, ngành xem xét điều chỉnh. Đối với du khách đã đến địa phương theo ông nên mở rộng hơn đối tượng được phục vụ.
“Nếu như chúng tôi dẫn khách quốc tế mà không có giấy phép lưu hành thì chúng tôi không thế phục vụ được. Cho nên đây là một rào cản”, ông cho biết.
Về vấn đề an toàn, ông đồng tình đây đang là vấn đề số 1, hầu hết các đơn vị đều đang triển khai. Bên cạnh đó, ông cho rằng cần mạnh dạn hơn phát triển các thị trường đón khách quốc tế, nhất là châu Âu. Theo đó, ông mong muốn Tập đoàn FLC kết nối với các doanh nghiệp địa phương để nhanh chóng kết nối với các thị trường quốc tế, nhằm tăng sự cạnh tranh vùng.
Ông cho biết, Bình Định hiện nay đối với khách quốc tế vẫn còn là điểm đến mới mẻ, còn nhiều điểm cần khai phá, như Tháp Chăm, rồi những trải nghiệm ẩm thực gần như ai cũng rất yêu mến…
Còn Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ sắp tới Tổng cục Du lịch sẽ triển khai chương trình “Sống trọn vẹn tại Việt Nam” để đón khách quốc tế và rất mong các địa phương có thể phối hợp để cùng khôi phục lại thị trường du lịch.
...và quyết tâm đón khách quốc tế của Bình Định
Chia sẻ về việc chuẩn bị sẵn sàng đón khách quốc tế, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định cho biết, từ khi chưa có dịch Covid-19, hàng năm Bình Định đón trên dưới 200 nghìn lượt khách quốc tế nhưng từ khi có dịch chỉ đón 77 nghìn lượt khách.
Theo lộ trình chung của Chính phủ sau giai đoạn thí điểm với 5 tỉnh thành về việc đón khách quốc tế, ông Thanh mong rằng sang năm Bamboo Airways sẽ mở các chuyến bay charter hoặc nối các chuyến bay đến sân bay Phù Cát (Bình Định) để đón khách.
Đồng thời, ông Thanh mong các công ty lữ hoành hoặc các hãng hàng không có thể liên kết với các tỉnh thành khác như Hà Nội, TP. HCM, Nha Trang, để khi khách du lịch quốc tế đến đây chúng ta có thể kế nối tour đến Quy Nhơn. (Bình Định).
Còn về công tác chuẩn bị đón khách quốc tế, ông khẳng định yêu cầu đầu tiên là thích ứng an toàn theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, việc này UBND tỉnh Bình Định đã thực hiện rất tốt.
Trước đây khi có 1 hoặc 2 ca nhiễm Covid-19 tại điểm du lịch nào đó thì lãnh đạo rồi du khách rất hoang mang nhưng hiện nay việc xử lý dễ dàng hơn theo một quy trình xây dựng cụ thể.
Ông Thanh cũng chia sẻ thêm: “Bên cạnh phòng chống Covid-19 chúng tôi còn tuyên truyền vận động các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, các cơ sở lưu trú đạt chuẩn có chuẩn bị tốt điều kiện đón khách. Chúng tôi cũng triển khai vẫn động đến người dân để họ cảm thấy an toàn khi khách du lịch đến Bình Định”.
Liên quan đến vấn đề chuẩn bị mở cửa đón khách quốc tế nhưng lại chưa có động thái rõ ràng từ một số tỉnh, ông Lâm Hải Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, Bình Định đã xây dựng đề án trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để Chính phủ thẩm định và cho phép.
Theo ông Giang khi xây dựng đề án, tỉnh đã tham khảo các địa phương trong cả nước, đặc biệt với các địa phương được sự cho phép của Chính phủ.
“Mở cửa nhưng vấn đề quan trọng phụ thuộc vào doanh nghiệp và du khách. Du khách có tới hay không khi tỉnh mở cửa, làm thế nào để khách quốc tế quay lại”, ông Giang nêu vấn đề và cho rằng “cần tạo ra điểm đến an toàn, hấp dẫn”.
Vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định này khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp với FLC và Tổng cục Du lịch tổ chức các tọa đàm, có những hành động, tìm ra giải pháp để phá vỡ thế “đóng băng” của thị trường.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng nhấn mạnh, phục hồi các hoạt động du lịch phải thực tế, không phải khẩu hiệu. Bình Định coi doanh nghiệp là người bạn, người đồng hành, đặc biệt với FLC, Bình Định sẵn sàng đón tiếp. Bình Định phối hợp với FLC để lựa chọn khách, đầu tiên là người Việt ở nước ngoài, đón về tỉnh, thực hiện cách ly, tạo ra khởi đầu an toàn, từ đó thu hút khách. Hiện tại là mùa mưa bão thấp điểm với khách du lịch nội địa nhưng đây là thời điểm hấp dẫn, là kỳ nghỉ đông với khách quốc tế.
Ông Giang cũng đề nghị doanh nghiệp lữ hành làm công tác truyền thông, giới thiệu sản phẩm. Như vậy, du khách mới biết và đến với tỉnh.
“Nếu đề án của Bình Định sớm được Chính phủ chấp thuận, chúng tôi cam kết chuẩn bị kế hoạch cụ thể để tăng tính khả thi của đề án, không chỉ là trên giấy. Bình Định chắc chắn rút kinh nghiệm từ cách địa phương, sự quyết tâm là có nhưng khi triển khai lại lúng túng, chưa sẵn sàng”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.
Ông Giang cũng bày tỏ quyết tâm trở thành điểm đến xanh và là địa phương thứ 6 đáp ứng đủ tiêu chỉ để đón khách du lịch quốc tế.
Ông Giang cho biết, Bình Định đã sẵn sàng trở thành điểm đến thứ 6 thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Hiện du lịch Bình Định mới chỉ là điểm đến mới với du lịch trong nước và còn chưa được nhiều khách du lịch quốc tế biết đến, trong khi đó, mục tiêu của địa phương là xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để làm được điều này, cần nỗ lực hơn nữa, trong đó tập trung vào thị trường khách du lịch quốc tế là một mục tiêu quan trọng của Bình Định.
Theo ông Giang, thời điểm hiện nay là giai đoạn thấp điểm của du lịch vì vậy Bình Định không đặt mục tiêu quá cao, trong giai đoạn bắt đầu mở cửa đón khách.
Ông cho biết lãnh đạo tỉnh cũng rất băn khoăn khi lựa chọn các tiêu chí về du lịch, nếu quá chặt và quá lỏng thì đều không thu hút được khách, việc xử lý tình huống rủi ro trong quá trình khai thác cũng là vấn đề quan trọng.
Vừa rồi, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các địa phương chủ động xây dựng kịch bản cách ly y tế tập trung tại các cơ sở lưu trú và điều trị F0 tại nhà. Điều này cũng làm giảm bớt lo ngại cho du lịch bởi, trước đây, khi các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam, việc cách ly tập trung và điều trị F0 là vấn đề họ lo ngại, về y tế và điều trị thì chúng ta đảm bảo nhưng về cơ sở vật chất là chưa được đảm bảo.
Về lâu dài, theo ông Giang cần cố gắng tăng cường kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh thì mới tạo điều kiện lâu dài cho phát triển kinh tế. “Bình Định là điểm đến mới, nhưng nếu không tự làm mới mình thì rồi cũng sẽ cũ”, ông nhìn nhận và cho rằng cần phải làm sao tạo tâm lý thoải mái cho du khách khi đến Bình Định, trước hết là đơn giản các thủ tục hành chính cho du khách về khai báo y tế, xét nghiệm,… Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng lưu ý các doanh nghiệp để thành công, ngoài sự chuẩn bị của địa phương, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các sản phẩm, cơ sở vật chất để sẵn sàng đón khách du lịch.
Liên kết du lịch đón khách quốc tế
Về vấn đề liên kết du lịch liên tỉnh giữa Phú Yên và Bình Định, bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Quyền Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên nhấn mạnh, thuận tiện về giao thông trong đó có hàng không cũng là một yếu tố để tăng cường sự liên kết giữa hai địa phương.Hiện, sân bay Tuy Hòa đã được nâng cấp để sẵn sàng đón khách quốc tế. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên chưa khôi phục hoạt động đón chuyến bay quốc tế. Khi hoạt động đón khách du lịch quốc tế được khôi phục lại tại sân bay Tuy Hòa, khách du lịch quốc tế sẽ có nhu cầu du lịch tại các địa phương lân cận Phú Yên, trong đó có Bình Định.
Đồng quan điểm với bà Thái, ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó tổng giám đốc Thường trực Bamboo Airways cho biết, hiện cảng hàng không Phù Cát đã được nâng cấp và đón được tàu bay từ Đông Bắc Á với điểm xa nhất là Nhật Bản. Bamboo Airways cũng đã đón nhiều chuyến bay hành khách tới từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, xa hơn là châu Âu thì hiện tại sân bay Phù Cát chưa tiếp cận được tàu bay lớn. Dù vậy, trong quy hoạch, máy bay lớn từ châu Âu có thể hạ cánh ở các sân bay trung tâm và di chuyển hành khách đến các địa phương lân cận.
Với 5 địa phương thí điểm đón khách quốc tế, ông Quân cho biết, Bamboo Airways luôn chuẩn bị thường xuyên và liên tục, việc đón khách quốc tế cũng là một phần trong kế hoạch của Bamboo Airways. Hãng cũng đã đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp để “chào hàng” các quốc gia Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời, hãng đã ký kết nhiều hợp đồng đón khách quốc tế tới các địa phương thực hiện thí điểm đón khách quốc tế như: Phú Quốc, Nha Trang hay Vân Đồn. Những hợp đồng này từ nay cho tới tháng 3 năm sau, thời điểm kết thúc giai đoạn 1 của kế hoạch mở lại hàng không. Đây là kỳ nghỉ đông của các quốc gia Đông Bắc Á, nên nhu cầu đi du lịch là rất lớn.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.