Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Trong khuôn khổ chương trình "Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021" tại Lai Châu diễn ra từ 24 đến 26/12, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Sở VHTTDL Lai Châu tổ chức Tọa đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ.
Theo lời giới thiệu ở phần đầu buổi khai mạc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải cho biết, với những thế mạnh về văn hoá và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giai đoạn 2016-2020 du lịch tỉnh Lai Châu đưa vào khai thác 16 điểm du lịch; 300 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (trong đó có 128 cơ sở với 2.099 buồng/phòng); lượng khách năm sau cao hơn năm trước, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 18%/năm. Có thể khẳng định du lịch Lai Châu đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Và để du lịch phát triển mạnh hơn nữa, ông Hải cho hay tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch địa phương, tăng cường áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh du lịch, cử cán bộ ngành du lịch đi học tập kinh nghiệm phát triển du lịch ở các địa phương có ngành du lịch phát triển trong cả nước.
Xác định rõ những hạn chế của du lịch, theo ông Hải, thời gian tới, Lai Châu sẽ tiếp tục cải thiện và xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp với phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lai Châu phát triển”.
"Và tỉnh rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ thẳng thắn của Tổng cục Du lịch, các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp lữ hành, để du lịch Lai Châu có thể đạt được mục tiêu tạo ra sản phẩm mới hội tụ đầy đủ các yếu tố “đặc thù, hấp dẫn, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường” và đến năm 2030 đón trên 5 triệu lượt khách du lịch", Trung tâm Thông tin Du lịch dẫn chia sẻ từ ông Hải.
Tại toạ đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành Nguyễn Đạo Dũng cho biết, trong những năm qua, du lịch Lai Châu đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn chủ yếu khai thác các sản phẩm du lịch dựa vào yếu tố tài nguyên, môi trường sinh thái sẵn có để phát triển du lịch, thiếu chiều sâu, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả kinh tế, xã hội từ hoạt động du lịch đem đến chưa tương xứng với tiềm năng.
Trên cơ sở đó, ông Dũng đề nghị đại biểu, doanh nghiệp du lịch tham dự tọa đàm đóng góp các ý kiến thiết thực để giúp địa phương khai thác và phát triển du lịch hiệu quả hơn, tương xứng với tiềm năng của địa phương trong thời gian tới.
Từ lời đề nghị của vị Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành và Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải, các đại biểu tham dự tọa đàm đánh giá, dù nằm giữa Lào Cai và Điện Biên là hai địa phương có ngành du lịch rất phát triển nhưng địa phương chưa tận dụng để thu hút được nhiều khách du lịch đến Lai Châu.
Theo nhiều đại biểu, để du lịch Lai Châu phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch các đại biểu, doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng Lai Châu cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch thông qua chuyển đổi số; tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; định kỳ hàng năm tổ chức các đoàn Famtrip đến địa phương khảo sát sản phẩm, tuyên truyền quảng bá du lịch địa phương…
Cuối cùng, PGĐ Sở VH-TT&DL Lai Châu Trần Quang Kháng cám ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, doanh nghiệp. Trên cơ sở này, ngành du lịch Lai Châu sẽ chọn lọc, tiếp thu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách cho du lịch Lai Châu phát triển mạnh và bền vững hơn trong thời gian tới.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.