6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triểnLời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.
Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.
Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.
Dưới đây là phần thứ 2 của bài "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023" của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV với nội dung liên quan đến "Thực trạng ngành du lịch Việt Nam":
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022-2023
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
1. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1. Tồn tại, hạn chế
Mặc dù ngành du lịch đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa khai thác được nhiều tiềm năng và lợi thế, đặc biệt khi so sánh với khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore. Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam năm 2019 do Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF tổ chức đánh giá định kỳ 2 năm 1 lần tiếp tục được thăng hạng so với năm 2017 với số điểm đạt 3,9/7 và xếp hạng 63/140 quốc gia, tăng 4 bậc so với hạng 67/140 năm 2017. Mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh được cải thiện, xếp hạng tăng nhưng về tổng thể, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu nằm trong Top 30 quốc gia đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch theo chiến lược phát triển ngành du lịch đến năm 2030 và cũng thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore 4,8/7 điểm, xếp hạng 17, Malaysia 4,5/7 điểm, xếp hạng 29, Thái Lan 4,5 điểm xếp hạng 31, Indonesia 4,3/7 điểm xếp hạng 40. Điều này cũng phần nào phản ánh qua số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam năm 2020 ở mức 3,68 triệu lượt khách, thấp hơn Thái Lan (6,7 triệu lượt), Malaysia (4,33 triệu lượt), Indonesia (4,05 triệu lượt).
Hình 3: Số lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2020
Không chỉ thua kém về quy mô, cơ cấu khách quốc tế đến du lịch Việt Nam còn chưa đa dạng, chưa có được các nguồn khách chất lượng, chi tiêu nhiều như Châu Âu, Mỹ. Cụ thể khi so sánh với Thái Lan, tỷ trọng khách du lịch quốc tế Châu Á chỉ 61%, trong khi Việt Nam lên tới 72,6%; còn tỷ trọng khách du lịch từ Châu Âu với khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày vào Thái Lan lên tới 31,4% trong khi tỷ trọng này tại Việt Nam lại khá thấp chỉ đạt 18%.
Hình 4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Thái Lan năm 2020
Hệ số lan tỏa của du lịch đến nền kinh tế Việt nam cũng thấp hơn so với bình quân khu vực và thế giới. Theo tính toán của Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC) tính toán, năm 2017 mỗi 1 USD chi tiêu của khách du lịch tại Việt Nam sẽ tạo ra thêm 0,6 USD thu nhập cho phần còn lại của nền kinh tế thông qua (i) gia tăng nhu cầu gián tiếp của các ngành kinh tế liên kết với du lịch và (ii) chi tiêu từ thu nhập tăng thêm của những người lao động trong ngành du lịch.
Hình 5: Hệ số lan tỏa của ngành du lịch đối với nền kinh tế và việc làm (lần)
Hệ số lan tỏa GDP du lịch Việt Nam đạt 1,6 lần, tuy nhiên con số này vẫn nhỏ hơn khi so sánh với các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á với mức bình 34 quân là 2,4 lần và cũng thấp hơn mức bình quân toàn cầu là 3,3 lần. Tương tự hệ số lan tỏa chi tiêu du lịch đến việc làm của Việt Nam vào khoảng 1,7 lần, thấp hơn khu vực và thế giới lần lượt là 2,5 và 2,6 lần. Điều này hàm ý sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả mối liên kết giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế - xã hội khác, để mức độ lan tỏa, tác động gián tiếp của ngành du lịch được phát huy tốt hơn, bền vững hơn.
Như vậy, ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể (63/140) và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Sáu lĩnh vực đó là: (i) tính bền vững về môi trường du lịch (thứ 121/140), (ii) hạ tầng dịch vụ du lịch (106/140), (iii) mức độ ưu tiên dành cho ngành du lịch (100/140), (iv) vệ sinh và y tế (91/140), (v) hạ tầng đường bộ và cảng (84/140), (vi) mức độ sẵn sàng về CNTT-viễn thông (ICT) trong du lịch (83/140).
Cụ thể, về tính bền vững của môi trường du lịch, chỉ số thứ hạng kém nhất của Việt Nam trong số các tiêu chí, những yếu tố cần quan tâm cải thiện chủ yếu gồm: tính nghiêm minh và cưỡng chế các qui định về môi trường, tính bền vững của quá trình phát triển ngành du lịch, tham gia các cam kết quốc tế, nguồn nước, xử lý rác và nước thải, bảo tồn động vật quý hiếm... Hay về hạ tầng dịch vụ du lịch, những vấn đề cần cải thiện bao gồm: phòng khách sạn, chất lượng hạ tầng du lịch, số lượng và chất lượng các công ty cho thuê xe ô tô, số lượng máy rút tiền tự động (ATM).
Về mức độ ưu tiên dành cho ngành du lịch và đi lại gồm 6 tiêu chí cần cải thiện gồm: (i) Mức độ ưu tiên của Chính phủ đối với ngành du lịch, (ii) ngân sách Nhà nước cho ngành du lịch, (iii) Hiệu quả của các chương trình quảng bá du lịch, (iv) Dữ liệu thống kê hàng năm về du lịch, (v) Tính kịp thời của dữ liệu du lịch cần cung cấp định kỳ tháng/quý, (vi) Xếp hạng chiến lược thương hiệu du lịch.
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã tăng cường quan tâm đối với ngành du lịch và muốn phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên khi lượng hóa mức độ ưu tiên chưa cho thấy tính tích cực và hiệu quả. Cụ thể, mức độ chi ngân sách dành cho ngành du lịch chỉ đạt mức 1,4% tổng chi ngân sách, so với mức của Malaysia là 1,77%, Thái Lan là 2,77%, Philippines là 6,08% và Singapore là 10,25%. Đầu tư cho quảng bá du lịch của Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn, khoảng 2 triệu USD/năm. Con số này chỉ bằng 2,9% sự đầu tư của Thái Lan, 2,5% của Singapore, 1,9% của Malaysia. Các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam thời gian qua cũng chưa thật hiệu quả. Hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam như “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” hay “Vẻ đẹp tiềm ẩn” đều không đem lại cảm nhận rõ ràng về đất nước, con người Việt Nam cũng như chưa làm nổi bật tính đặc sắc riêng biệt của du lịch Việt Nam. Vì vậy, du lịch Việt Nam vẫn chưa thể định vị rõ nét trong con mắt du khách quốc tế. Bên cạnh đó, dữ liệu thống kê ngành 35 du lịch mặc dù được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ, chưa được cập nhật và công bố thường xuyên.
Về hạ tầng đường bộ và cảng, các yếu tố cần cải thiện gồm: (i) Chất lượng đường bộ, (ii) Mật độ đường bộ, (iii) Mật độ đường trải nhựa, (iv) Chất lượng hạ tầng đường sắt, (v) Mật độ đường sắt, (vi) Chất lượng hạ tầng cảng, và (vii) Hiệu quả vận tải mặt đất.
Trong 3 loại hạ tầng giao thông chính là đường bộ, đường thủy và đường hàng không thì hạ tầng đường bộ và đường thủy của Việt Nam được đánh giá với mức điểm thấp hơn và có khoảng cách điểm cũng thấp hơn mức bình quân khu vực, chủ yếu là chất lượng và hiệu quả giao thông vận tải khi so sánh với tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông còn được đánh giá thông qua tính dễ tiếp cận phương tiện di chuyển để đến các trung tâm và khu du lịch và tính tiện nghi, an toàn giao thông.
Hạ tầng giao thông chưa phát triển đang là một trong những điểm nghẽn lớn cản trở sự phát triển du lịch Việt Nam. Hạ tầng giao thông kém, hạn chế khả năng tiếp cận điểm du lịch, mất liên kết vùng; lãng phí thời gian vận chuyển; giảm trải nghiệm sản phẩm du lịch và cuối cùng là giảm tần suất quay lại của du khách quốc tế. Theo các kết quả khảo sát từ năm 2017, chỉ có khoảng 10-20% khách du lịch quay trở lại Việt Nam, tuy nhiên thực tế có thể còn thấp hơn (khoảng 5-6%).
Hình 6: Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam so với Châu Á-TBD 2019
Mặc dù tiêu chí nguồn nhân lực và thị trường lao động có thứ hạng trung bình khá (thứ 47/140), nhưng chất lượng nhân sự du lịch còn khá thấp. Trình độ nhân sự du lịch của Việt Nam còn nhiều hạn chế; còn thiếu nhiều nhân sự quản lý có trình độ cao, am hiểu về phát triển du lịch hiện đại, có khả năng xây dựng và phát triển chính sách đồng bộ, cập nhật và có tính bền vững. Chính vì vậy, chính sách quản lý, phát triển du lịch chậm được đổi mới và còn chưa đồng bộ, nhất là gắn kết với các ngành, lĩnh vực khác để tạo lan tỏa. Tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn du lịch còn thấp, số lao động sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên còn thấp (chỉ khoảng 30%), số nhân viên sử dụng được các ngoại ngữ hiếm còn quá ít. Đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước còn mỏng (chỉ chiếm khoảng 1,9% so sánh với nhân lực kinh doanh du lịch là 98,1%) và còn thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý bài bản.
Những bất cập trên đã có những ảnh hưởng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam còn thấp. Theo UNWTO, chi tiêu bình quân của 1 khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam chỉ là 930 USD năm 2018, trong khi con số này của các nước trong khu vực cao hơn khá nhiều như tại Trung Quốc là 1.023 USD, Indonesia là 1.225 USD, Philippines là 1.252 USD, Singapore là 1.618 USD và Thái Lan là 1.695 USD.
1.2.2. Nguyên nhân
(i) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, ngành du lịch sử dụng hạ tầng chung với các ngành kinh tế khác, trong khi những tồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng là những vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi nhiều ngành lĩnh vực tham gia, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để có thể ưu tiên huy động nguồn lực xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở. Quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng cũng cần nhiều thời gian do quá trình xây dựng phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, nhiều bên, thành phần liên quan khác nhau, phức tạp.
Thứ hai, ngành du lịch có mối liên kết qua lại đến nhiều ngành kinh tế, địa phương và cơ quan quản lý khác nhau từ khâu hải quan, xuất nhập cảnh, giao thông, y tế, giáo dục, lưu trú, ăn uống, bất động sản du lịch và nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ đan xen, trong khi lực lượng quản lý du lịch còn mỏng, trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, chưa có tổ chức quản lý phát triển liên ngành để gia tăng phối hợp triển khai hiệu quả.
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là nguồn vốn phát triển hạ tầng du lịch vẫn chưa được quan tâm tương xứng với nhu cầu phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn, trong khi việc huy động và quản lý nguồn vốn, dự án lại thuộc trách nhiệm của các cấp, địa phương khác nhau.
Thứ tư, đại dịch COVID-19 gây ra khủng hoảng y tế, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và rất nhiều khó khăn cho kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó ngành du lịch là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất (như chi tiết dưới đây). 37 (ii) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công tác quản lý, phát triển ngành du lịch vẫn còn mang nặng bệnh thành tích, chưa nhiều các báo cáo phân tích, đánh giá thực chất những tồn tại, hạn chế ngành. Ngành du lịch chỉ tập trung nguồn lực để phát triển về quy mô như lượt khách du lịch chứ chưa quan tâm đến vấn đề về cơ cấu và chất lượng khách, từ đó thiếu giải pháp khắc phục để hoàn thiện và phát triển bền vững.
Thứ hai, chưa thực sự chú trọng công tác quy hoạch, quản trị chiến lược phát triển du lịch một cách bài bản, khoa học và hệ thống, chưa xây dựng nhiều chỉ tiêu lượng hóa về cơ cấu, chất lượng ngành, chưa áp dụng mô hình quản trị chiến lược tiên tiến; thiếu đánh giá thường xuyên, khách quan về kết quả triển khai trong từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh giải pháp chiến lược phù hợp.
Thứ ba, công tác quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm thực hiện bài bản, đội ngũ nhân lực du lịch, kể cả nhân sự quản lý phát triển ngành du lịch chưa đáp ứng nhu cầu và khả năng thích ứng trong tình hình mới.
Thứ tư, chưa chú trọng công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng; cũng như ứng dụng CNTT, quản lý, khai thác dữ liệu, nên việc kinh doanh, quản lý và phát triển du lịch còn cảm tính, mang tính ngắn hạn, chưa có tính chiến lược và bền vững.
(còn nữa)
* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.