Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Những tín hiệu tích cực
Chiều nay, 22/3, Hội nghị phát động mở lại hoạt động du lịch: Việt Nam - Trải nghiệm trọn vẹn đã diễn ra tại Khách sạn Premier Village Hạ Long Bay resort, tỉnh Quảng Ninh.
Theo thống kê, năm 2021, dù tiếp tục bị tác động nặng nề của dịch Covid-19 nhưng với những nỗ lực kích cầu du lịch từ nội tỉnh, nội địa đến thí điểm đón khách quốc tế, cả nước đã phục vụ 40 triệu khách du lịch nội địa và trên 10.000 lượt khách quốc tế.
Theo ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, triển vọng về mở cửa du lịch quốc tế bước đầu đã có những tín hiệu tích cực từ thị trường khi lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh.
Ông Cương cho rằng nhằm nắm bắt thời cơ, bứt phá và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi phải có sự ủng hộ, phối hợp vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Vị thứ trưởng Bộ VH-TT&DL cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và trân trọng đề nghị các địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp:
Thứ nhất là tổ chức lại hoạt động du lịch, thống nhất quy trình đón tiếp và phục vụ khách, chuẩn bị mọi mặt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người và phương án sẵn sàng đảm bảo du lịch an toàn, hiệu quả.
Thứ hai là truyền thông, quảng bá thông tin đến thị trường về điểm đến Việt Nam an toàn, hấp dẫn, thân thiện và sẵn sàng chào đón du khách; thông báo kịp thời đầy đủ cho du khách biết và thực hiện các quy định, hướng dẫn khi du lịch đến Việt Nam.
Thứ ba là kiểm tra, rà soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ; cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách; tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu mở cửa lại du lịch.
Thứ tư là chủ động phối hợp, liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, làm mới sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách du lịch theo xu hướng mới.
Thứ năm là chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho du khách tiếp cận điểm đến, sử dụng dịch vụ và trải nghiệm trọn vẹn ở Việt Nam.
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn cho rằng hoạt động phát động có ý nghĩa cho thấy đây là thời điểm vàng để mở cửa lại du lịch Việt Nam.
Vị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Quảng Ninh nỗ lực phát triển đồng bộ, phục vụ trực tiếp giữa Quảng Ninh và các địa phương du lịch lớn, tạo chuỗi liên kết đồng bộ, hàng không, đường thuỷ, cảng tàu chuyên biệt phục vụ khách hàng và xây dựng nhiều sản phẩm du lịch phong phú.
Quảng Ninh đã chủ động thần tốc triển khai vaccine, đạt 99% từ 12 tuổi trở lên. Đối với công tác phòng chống dịch trong du lịch, đến nay Quảng Ninh có trên 70 cơ sở dịch vụ an toàn cao và 1467 cơ sở dịch vụ lưu trú an toàn. Trong 2 năm qua, với việc phòng chống dịch hiệu quả, tỉnh Quảng Ninh đã hết sức chú trọng đầu tư cho du lịch, xác định đây là giai đoạn cấp thiết, đồng thời là cơ hội đổi mới lại du lịch.
Tỉnh đã chú trọng duy trì du lịch với Trung Quốc và ASEAN, hai hành lang, một vành đai... Để đảm bảo mở cửa thành công, Quảng Ninh mong muốn, Bộ Ngoại giao và các hãng hàng không tiếp tục hỗ trợ các chính sách kích cầu du lịch”.
Phương án mở lại hoạt động du lịch
Tại hội nghị, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã trình bày phương án mở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Ông Khánh đánh giá đây là dấu mốc hết sức quan trọng của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là hoạt động mở cửa giao thương với quốc tế sau thời gian dài đóng cửa vì đại dịch.
Theo ông Khánh, về bối cảnh mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều thường mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, đề xuất Chính phủ việc mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới. Đến thời điểm này, đây là thời điểm vàng cho du lịch Việt Nam mở cửa lại.
Ngành du lịch Việt Nam vừa chống dịch và triển khai nhiều hoạt động du lịch nội địa, quốc tế đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Năm 2021, đón 40 triệu khách du lịch nội địa; trong 9 ngày Tết Nhâm Dần, phục vụ 6,1 triệu khách và đón hơn 10 triệu khách quốc tế từ tháng 11/2021. Chính phủ đã tích cực hỗ trợ ngành du lịch khôi phục. Bằng chứng là Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc bao phủ vaccine Covid-19, đang tiến hành tiêm cho trẻ 5-12 tuổi. Trong năm 2021, ngành du lịch Việt Nam vẫn duy trì kết nối với các thị trường mục tiêu và đạt nhiều giải thưởng châu Á và thế giới.
Việc mở cửa trở lại không chỉ khôi phục nền kinh tế, còn khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện; góp phần nâng cao du lịch Việt Nam trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới cũng đang khôi phục.
Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan ban hành quy định khôi phục du lịch năm 2022.
Về phương án, ông Khánh nêu rõ: "Mở cửa toàn bộ đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt, đối tượng áp dụng là khách du lịch nội địa, quốc tế và người Việt Nam ra nước ngoài".
Chính sách được áp dụng như sau: Đối với du khách quốc tế, Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho 13 nước; khôi phục các quy định về xuất nhập cảnh trước đây. Du khách chỉ cần có kết quả test PCR âm tính trong 72h, test nhanh âm tính 24h. Nếu khách nhập cảnh trong thời gian dài, có thể tiến hành test tại cửa khẩu. Sử dụng ứng dụng PC Covid trong suốt thời gian lưu trú; phải tiêm chủng, nếu có triệu chứng nhiễm phải khai báo với cán bộ tại cửa khẩu.
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi chưa tiêm chủng, chưa nhiễm SARS-CoV2, đi cùng gia đình có thể tham gia hoạt động ngoài trời; đối với bảo hiểm khách quốc tế, cần mua bảo hiểm du lịch, trong đó chi trả cho Covid-19 với mức 10.000 USD; đối với khách du lịch ra nước ngoài, phải tuân thủ quy định nhập cảnh, y tế của Việt Nam và nước đến.
Còn đối với khách nội địa, mở cửa hoàn toàn, triển khai các chương trình kích cầu du lịch, thu hút du khách.
Theo phương án mở lại hoạt động du lịch, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp các bên liên quan để mở cửa du lịch, tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng báo, phát động chương trình thu hút khách quốc tế và nội địa. Bộ cũng sẽ phối hợp với địa phương, các doanh nghiệp đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực; chỉ đạo doanh nghiệp cập nhật các quy định y tế. Bộ Y tế cập nhật phương án phòng chống dịch, xử lý tình huống phát sinh. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đảm bảo an ninh khách trong quá trình nhập cảnh.
Bộ GTVT chỉ đạo các hãng hàng không đảm bảo an toàn các chuyến bay, thực hiện quy định phòng chống dịch. Bộ TT&TT truyền thông nội dung các phương án này, thông tin đến cả nước và quốc tế, nâng cấp ứng dụng PC Covid. Các địa phương chủ động triển khai các chương trình, quan tâm các doanh nghiệp, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các doanh nghiệp du lịch chủ động xây dựng đón khách an toàn, cập nhật, phổ biến, quán triệt các quy định, quy tắc phòng chống dịch.
Trả lời câu hỏi "Quảng Ninh đã chuẩn bị những gì để xây dựng điểm đến thích ứng trong điều kiện bình thường mới?" ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, cho biết, tất cả chủ trương, định hướng của Chính phủ, các bộ và hướng dẫn của Tổng cục đã rõ ràng. Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn tới du lịch, tạo ra các xu hướng mới.
Theo ông Thuỷ, về phía địa phương, Quảng Ninh tập trung vào một số vấn đề. Cụ thể, đó là với sản phẩm truyền thống như nghỉ dưỡng, tắm biển cần được làm mới để tạo sức hút. Như Quảng Ninh, vịnh Hạ Long đã nổi tiếng, cần đưa thêm du lịch trải nghiệm, khám phá, thể thao. Mục tiêu của Quảng Ninh phát triển du lịch bốn mùa, tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cùng những sản phẩm du lịch có tính trải nghiệm cao như du lịch biên giới...
Đồng thời, doanh nghiệp trong ngành cần đẩy mạnh chuyển đổi số hiệu quả. Và khi có sản phẩm mới và truyền thông thì nâng cao chất lượng như đào tạo nguồn nhân lực...
Ngoài ra, theo ông Thuỷ, Quảng Ninh cũng rất chú trọng liên kết du lịch: Liên kết từ quảng bá du lịch đến liên kết gói sản phẩm, tạo sức hút cụm liên vùng. Và cuối cùng, Quảng Ninh xác định du lịch trong thời điểm này vẫn cần đề cao tính an toàn.
'Quảng Ninh như Việt Nam thu nhỏ'
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn, Cũng như nhiều địa phương du lịch trọng điểm trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh hội tụ đầy đủ điều kiện, tiềm năng, lợi thế, liên kết phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt phát triển du lịch. Quảng Ninh được ví như Việt Nam thu nhỏ, rất giàu tiềm năng du lịch đặc sắc, phong phú với nhiều cảnh quan, với 2077 hòn đảo lớn nhỏ. Quảng Ninh có nhiều cơ sở du lịch nổi tiếng trên bộ, trên biển, có cửa ngõ giao thương với Trung Quốc; có 632 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, rừng, núi, đặc biệt có vịnh Hạ Long 2 lần được Unesco vinh ghi nhận sản Thiên nhiên Thế giới và được vinh danh Kỳ quan thiên nhiên Thế giới.
Với các giải pháp đồng bộ, chuyển đổi từ nâu sang xanh theo hướng phát triển bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực triển khai, giữ vững địa bàn an toàn, ổn định, phát triển thành công mục tiêu kép trên mọi lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Ninh năm 2021 đạt 10,28%, ghi dấu ấn 16 năm liên tiếp đạt tăng trưởng 2 con số.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.