Thứ tư, 12/01/2022, 12:00 PM
  • Click để copy

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần thứ hai bài viết DU LỊCH VIỆT NAM - THỰC TẠI, NHỮNG XU HƯỚNG, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG THỜI KỲ HẬU COVID-19 của ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure liên quan đến Xu thế du lịch hậu Covid-19 và việc quảng bá du lịch Việt Nam đến khách quốc tế.

DU LỊCH VIỆT NAM - THỰC TẠI, NHỮNG XU HƯỚNG, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG THỜI KỲ HẬU COVID-19

Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure

1. Thực trạng phát triển du lịch Inbound tại Việt Nam

2. Xu thế du lịch sau COVID-19

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định về các xu thế du lịch trong năm 2022, tình hình du lịch vẫn khá bất thường do đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Cuộc khủng hoảng đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể đối với tất cả mọi người, và trên hết là đối với du lịch, một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19. Năm 2020 là năm mà du lịch quốc tế gần như đi vào bế tắc, và các lựa chọn thay thế duy nhất là du lịch nội địa và địa phương. Năm 2021 đã chứng kiến một số cải thiện, nhưng chỉ ở một khía cạnh rất nhỏ khi các hạn chế vẫn còn được áp dụng và nhiều quốc gia giữ biên giới của họ đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần.

Theo dự báo, trong năm 2022, du lịch xanh sẽ là một trong những xu hướng du lịch phát triển mạnh mẽ. (Ảnh minh hoạ: nhahanglaco.vn).

Theo dự báo, trong năm 2022, du lịch xanh sẽ là một trong những xu hướng du lịch phát triển mạnh mẽ. (Ảnh minh hoạ: nhahanglaco.vn).

Rất khó để đưa ra ước tính cho năm 2022 vì chưa biết đại dịch sẽ diễn biến như thế nào. Tuy nhiên, có thể nói về các xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong năm tới:

- Du lịch quốc tế với các hạn chế vẫn được duy trì bởi cả điểm đến và hãng hàng không nhằm đảm bảo an toàn 100% cho người tiêu dùng.

- Tăng cường xét nghiệm COVID-19; hai năm sau đại dịch, xét nghiệm COVID vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa.

- Du lịch có ý thức sẽ được khởi động. Đi du lịch đến các điểm đến xa hơn, nhưng với thời gian lưu trú kéo dài, vì người tiêu dùng muốn tận hưởng càng nhiều càng tốt mỗi nơi họ đến thăm.

- Du lịch xanh. Biến đổi khí hậu là một vấn đề đang diễn ra hiện nay và ngày càng gia tăng. Người tiêu dùng bây giờ có trách nhiệm hơn nhiều và nhận thức được thực tế họ đang sống hàng ngày. Du lịch xanh là loại hình du lịch thân thiện với môi trường, trải nghiệm thiên nhiên. Các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng đến môi trường mà thông qua hoạt động du lịch này để "tái tạo" môi trường tốt hơn. Các hoạt động du lịch cắm trại trong rừng nguyên sinh có sử dụng lực lượng lao động địa phương sẽ giúp tái tạo viêc làm cho người dân địa phương vào làm giảm áp lực phá rừng...

- Một xu hướng mới là “Ed-Ventures" (Loại hình du lịch mạo hiểm kết hợp đào tạo kỹ năng). Đó là việc kết hợp giáo dục và các kỳ nghỉ cho các thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình. Trong khi người lớn có thể làm việc từ xa hoặc tham gia các cuộc họp, con cái của họ có thể tham gia hội thảo và học tập một cách vui tươi. Các hoạt động du lịch năng động ngoài trời như đạp xe, leo núi, chèo kayak, chạy bộ hay khám phá hang động kết hợp với việc đào tạo các kỹ năng cần thiết để tham gia du lịch mạo hiểm một cách an toàn hay được huấn luyện các kỹ năng sinh tồn, sơ cấp cứu hay ứng phó khẩn cấp như lũ lụt bất ngờ, cách vượt suối...

Các hoạt động du lịch có thể được khách quốc tế yêu thích bao gồm: Các hoạt động du lịch ngoài trời; kỳ nghỉ dài tại một địa điểm; du lịch theo nhóm nhỏ và tour du lịch riêng; khách có xu hướng chọn những khách sạn nhỏ bên cạnh những khách sạn lớn; du lịch chú trọng vào sức khoẻ; các loại sản phẩm du lịch bền vững; xu hướng sử dụng công nghệ để sắp xếp cho các chuyến du lịch ở những vùng xa xôi một cách dễ dàng.

Năm 2019, có khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế vào Việt Nam, trong đó có hơn 13 triệu khách du lịch thuộc nhóm đại trà (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, và Malaysia). Những thị trường khách này sau COVID vẫn sẽ phụ thuộc vào các công ty du lịch lớn nước bạn trong việc quyết định nguồn khách vào Việt Nam. Trong khi Nhóm còn lại khoảng 5 triệu khách du lịch phương Tây có thể đến Việt Nam du lịch dựa vào sở thích và mong muốn của họ mà không phụ thuộc hoàn toàn vào sự sắp xếp của các công ty du lịch lớn.

3. Công tác truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam đến thị trường khách du lịch quốc tế

3.1. Thực tiễn

Hoạt động quảng bá quốc tế du lịch Việt Nam chủ yếu dựa vào các hoạt động hằng năm của Tổng cục Du lịch, trong đó bao gồm việc tham dự các hội chợ du lịch lớn của thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tìm đối tác, tổ chức các chương trình roadshow tại các thị trường chiến lược để giúp các doanh nghiệp kết nối và hợp tác với nhau. Ngoài ra, những năm gần đây cả Tổng cục Du lịch cũng như Sở Du lịch các địa phương cũng chủ động tổ chức xúc tiến và quảng bá du lịch ra thế giới. Cụ thể là Hà Nội đã chi những khoảng tiền lớn để quảng bá trên kênh CNN hay Quảng Bình thực hiện nhiều hoạt động quảng bá tầm thế giới trong những năm gần đây.

Vì đặc thù của du lịch Việt Nam là B2B, do đó các hoạt động quảng bá và xúc tiến của Tổng cục Du lịch cũng xoay quanh các chủ đề xúc tiến hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong những năm qua. Các hoạt động quảng bá nhận thức điểm đến có đầu tư nhưng không đáng kể trong những năm gần đây. Vì những lý do này nên rất nhiều khách du lịch trên thế giới biết về Việt Nam một cách mơ hồ, thậm chí có những người còn nghĩ Việt Nam đang còn chiến tranh.

Ở các nước du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan thì họ phân định ra các nhiệm vụ rất rõ ràng. Ở cấp Chính phủ thì họ có Tổng cục Du Lịch (TAT) chuyên thực hiện các nhiệm vụ quảng bá "nhận thức điểm đến" tầm quốc gia, nhiệm vụ của TAT là làm sao để người dân ở các thị trường các nước mục tiêu thường xuyên nghe về một Thái Lan hấp dẫn, thường xuyên được xem những hình ảnh, video về đất nước Thái Lan và thường xuyên đọc được những thông tin cập nhật mới nhất về du lịch Thái Lan. Một khi đã tạo được nhận thức về điểm đến rồi thì các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tự tìm đến các diễn đàn, hội chợ du lịch để kết nối và hợp tác với nhau. Một thực tế là Thái Lan không trông chờ các đại lý hay đối tác nước ngoài chi tiền quảng bá nhận thức điểm đến cho họ, thay vào đó TAT đã chi nhiều tiền để quảng bá đến khách du lịch tại thị trường tiềm năng và tạo ra các nhu cầu của khách du lịch, từ đó các công ty hay đại lý du lịch sẽ xây dựng sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Ở Thái Lan việc quản lý nhà nước về du lịch là thuộc bộ Thể Thao và Du lịch, là một cơ quan quản lý nhà nước khác với TAT.

Tại Việt Nam thì Tổng cục Du lịch (VNAT) là vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch vừa thực hiện nhiệm vụ quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia. Theo tạp chí Forbes (năm 2016) đánh giá mức đầu tư 2 triệu USD của Việt Nam cho xúc tiến du lịch chỉ bằng 2,9% của Thái Lan, 2,5% của Singapore và 1,9% của Malaysia. Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đứng thứ 80 trong danh sách 136 quốc gia về hiệu quả quảng bá cho du lịch. Chỉ số này thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, đứng sau cả Lào (xếp hạng 53) và Campuchia (xếp hạng 73). Những năm gần đây thì Hà Nội và một số địa phương khác chủ động đầu tư quảng bá trên truyền thông quốc tế như CNN và một số kênh khác.

Với nguồn ngân sách đầu tư cho quảng bá du lịch quốc gia ra thế giới hạn hẹp như hiện nay thì Việt Nam khó có thể giới thiệu những hình ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam đến với các thị trường tiềm năng được. Khi không thể tạo ra nhận thức rằng có một đất nước Việt Nam xinh đẹp bạn cần đến du lịch, thì sẽ không tạo ra nhu cầu du lịch đến Việt Nam được. Trong khi đó các nước lân cận thì thực hiện rất nhiều kênh để tiếp cận khách du lịch hàng ngày.

Riêng tại Việt Nam, theo thông tin trên báo VNExpress ngày 3/2/2017 thì mặc dù thương hiệu Vinamilk ở Việt Nam gần như ai cũng biết, tuy nhiên để bảo đảm tạo ra nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu Vinamilk thường xuyên thì mỗi ngày Vinamilk đã chi gần 25 tỷ đồng để thực hiện các chiến dịch quảng cáo từ mức độ nhận thức cho đến chuyên sâu về thương hiệu để một khi có nhu cầu mua sữa thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến Vinamilk. Phương pháp này đang được các nước có nền du lịch phát triển áp dụng.

3.2. Những thách thức

Mặc dù Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, tuy nhiên với những hạn chế tồn đọng trong nhiều năm sẽ khiến tốc độ phục hồi và phát triển của du lịch Việt Nam khó bắt kịp các nước láng giềng. Một số hạn chế dưới đây có thể là thách thức lớn cho du lịch Việt Nam trong quá trình phục hồi cũng như phát triển trong thời kỳ hậu COVID.

- Sản phẩm du lịch: Mặc dù Việt Nam có rất nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá tuy nhiên việc vận dụng những tài nguyên để tạo ra những sản phẩm du lịch là chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới. Các loại hình sản phẩm du lịch thể thao ngoài trời, trên không, dưới nước chuyên nghiệp chưa có khung pháp lý rõ ràng hay khuyến khích phát triển cũng là rào cản để Việt Nam có thêm những sản phẩm độc đáo, đa dạng hơn so với những sản phẩm du lịch truyền thống tồn tại nhiều năm nay.

- Mô hình kinh doanh du lịch inbound: Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoạt động theo mô hình B2B và phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài về chiến lược marketing cũng như giới thiệu điểm đến hay sản phẩm. Điều này hạn chế rất nhiều trong khâu tiếp cận khách hàng cũng như giới thiệu đến cho họ những sản phẩm mới hay những điểm độc đáo của Việt Nam mà các đối tác hay đại lý nước ngoài không giới thiệu hoặc không muốn giới thiệu. Việt Nam cần có nhiều công ty du lịch hoạt động theo mô hình B2C để chủ động thị trường và tiếp cận đến đối tượng khách du lịch để giới thiệu và mời gọi họ đến Việt Nam. Mô hình kinh doanh du lịch inbound Việt Nam cần tăng tỷ lệ B2C lên khoảng 50% thị phần nhằm tránh phụ thuộc quá lớn vào thị phần B2B đồng thời tăng cường khâu quảng bá trực tiếp từ khách du lịch của nhóm B2C.

- Quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới: Hiện nay với nguồn ngân sách rất hạn hẹp cho hoạt động quảng bá quốc tế của ngành du lịch Việt Nam cũng là thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước trong khu vực. Việc duy trì mô hình xúc tiến (tham gia hội chợ, tổ chức roadshow...) hiện nay chỉ tiếp cận được chủ yếu là các đại lý bán vé máy bay, các công ty, các đại lý du lịch tại các thị trường mục tiêu. Trong khi việc quảng bá tạo nhận thức về điểm đến cho người dân ở thị trường mục tiêu thì đang rất hạn chế dẫn đến số người biết về một đất nước Việt Nam năng động, tươi đẹp còn quá ít.

3.3. Những cơ hội

- Về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá: Đại dịch COVID có thể kéo dài hơn 2 năm và rất nhiều người đã phải cách ly, ngồi trong nhà một thời gian dài do đó nhu cầu được đi du lịch nhất là trải nghiệm thiên nhiên sẽ rất lớn. Với lợi 146 thế có tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam có thể kết hợp vừa bảo tồn và khai thác các sản phẩm du lịch liên quan đến thiên nhiên sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận du khách thế giới theo một khía cạnh mới. Bên cạnh đó, Việt Nam có những giá trị văn hoá đặc sắc có thể giới thiệu đến khách du lịch bằng các sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo mới mang đậm chất Việt Nam.

- Sự tham gia của các tập đoàn lớn: Trong những năm gần đây Việt Nam có nhiều tập đoàn trong nước và quốc tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch vận dụng sức mạnh tài chính, sự chuyên nghiệp của các tập đoàn lớn để cùng nhau giới thiệu một Việt Nam mới đến với nhiều du khách tại các thị trường trọng điểm trên thế giới thay vì phải thông qua các đại lý hay đối tác nước ngoài như hiện nay.

- Sự dịch chuyển của du lịch thế giới: Sau đại dịch COVID-19 thì có nhiều loại hình du lịch truyền thống biến mất và nhường chỗ cho các loại hình du lịch mới thay thế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước khác nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu để tạo ra các sản phẩm du lịch mới, và có cách tiếp cận mới để thu hút du khách đến Việt Nam.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan

'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 Phân tích

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 Phân tích

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 Phân tích

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
19/01/2022 Phân tích

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 Phân tích

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 Phân tích

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
11/01/2022 Phân tích

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 Phân tích

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
04/01/2022 Phân tích

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
03/01/2022 Phân tích

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
01/01/2022 Phân tích

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 Phân tích

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
01/01/2022 Phân tích

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 Phân tích

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 Phân tích

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 Phân tích

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 Phân tích

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 Phân tích

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.