Thứ bảy, 01/01/2022, 14:46 PM
  • Click để copy

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần thứ 3 của bài "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023" của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV với nội dung liên quan đến "TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM":

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

1. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1. Tổng quan ngành du lịch

1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

2.1. Tác động đến du lịch toàn cầu

Trước năm 2019, du lịch thế giới được mở rộng mãnh mẽ và trở thành một trong ngành kinh tế lớn và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Theo UNWTO, năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đạt 1,5 tỷ lượt, sau một thập kỷ tăng trưởng không ngừng (lượng khách đến tăng bình quân 5%/năm giai đoạn 2009-2019). Đối với nhiều nước đang phát triển, du lịch là nguồn thu dịch vụ quan trọng, tạo ra nhiều việc làm và cơ hội phát triển. Tuy nhiên, du lịch đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng lớn nhất được ghi nhận vào năm 2020-2021 với sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

Theo UNWTO (2021), lượng khách du lịch quốc tế giảm 73% năm 2020 (giảm khoảng 1 tỷ lượt khách quốc tế so với năm 2019) do tình trạng phong tỏa, đóng cửa toàn cầu, hạn chế đi lại và nhu cầu giảm mạnh; trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chịu sự sụt giảm mạnh nhất với lượng khách giảm 84%, giảm khoảng 300 triệu lượt so với năm 2019. Khách đến châu Âu và châu Mỹ đều giảm 68%, tương ứng giảm khoảng 510 và 150 triệu khách du lịch quốc tế; đến Trung Đông và châu Phi giảm lần lượt là 73% và 74%. UNWTO ước tính đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu khoảng 2 nghìn tỷ USD mỗi năm trong 2 năm qua, khiến tổng giá trị ngành du lịch giảm hơn 50% so với năm 2019 (Hình 2).

Trong năm 2021, ngành du lịch tiếp tục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi đại dịch COVID-19 kéo dài. Nhiều quốc gia vẫn trong tình trạng kiểm soát, hạn chế du lịch quốc tế, đóng cửa khách sạn và kiểm soát đi lại ngành hàng không. Theo UNWTO, trong năm 2021, dịch COVID-19 làm giảm 76% khách du lịch quốc tế, gây thiệt hại 1,3 ngàn tỷ USD và khoảng 100-120 triệu lao động du lịch trực tiếp mất việc làm. Trong 9 tháng đầu năm 2021, du khách quốc tế giảm 76%, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giảm 95% và Trung Đông giảm 82% là hai khu vực có khách quốc tế giảm mạnh nhất.

Tuy nhiên, du lịch thế giới đang phục hồi, chủ yếu là do du lịch nội địa tăng trưởng do nhu cầu bị dồn nén lớn và sở thích đi các chuyến đi ngắn hơn và các điểm đến gần nhà hơn, thường là ở các vùng nông thôn và ven biển trong khi các hạn chế vẫn còn áp dụng đối với du lịch quốc tế. Du lịch quốc tế kỳ vọng phần nào hồi phục nhờ các nước đẩy mạnh tiêm vaccine và việc dỡ bỏ các hạn chế ở nhiều điểm đến, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ. Tổng giá trị ngành du lịch ước đạt mức 1,9 nghìn tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2020 và sẽ đóng góp khoảng 2% GDP toàn cầu.

Hình 7: Đóng góp của du lịch vào GDP theo khu vực năm 2020-2021

Nguồn: UNWTO (2021).

Nguồn: UNWTO (2021).

Theo UNWTO, con đường phục hồi của du lịch thế giới vẫn chậm và chưa chắc chắn. Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại như tỷ lệ nhiễm tương đối cao ở một số quốc gia, sự xuất hiện của các biến thể virus khác (như Omicron), tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều giữa các quốc gia và căng thẳng kinh tế do đại dịch gây ra và giá dầu, giá hàng hóa có xu hướng tăng cao khiến chi phí đi lại, du lịch gia tăng. Theo khảo sát của UNWTO (tháng 7/2021), 60% chuyên gia cho rằng du lịch thế giới sẽ phục hồi trong năm 2022 và khoảng 50% cho rằng du lịch thế giới sẽ hồi phục về mức trước đại dịch (năm 2019) vào năm 2024.

2.2. Tác động đến ngành du lịch Việt Nam

2.2.1. Đóng cửa các điểm thăm quan, hạn chế tập trung đông người

Trong các đợt dịch COVID-19 năm 2021, ngành du lịch chịu tác động mạnh nhất do hầu hết các điểm tham quan, du lịch đóng cửa, các hoạt động thể thao, văn Nguồn: UNWTO (2021) 39 hóa đều tạm dừng, hủy; hạn chế giao thông và dừng, hủy các chuyến bay nội địa, quốc tế.

Bảng 1: Tác động của dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế đến hết T11/2021

Nguồn: TCTK, đánh giá và tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Nguồn: TCTK, đánh giá và tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đến hết tháng 11/2021, ngành Du lịch, Dệt may, Da giày, Xây dựng, Vận tải kho bãi, Lưu trú ăn uống, Y tế và Giáo dục là những ngành chịu tác động mạnh nhất bởi dịch COVID-19. Khách quốc tế hết tháng 11/2021 chỉ đạt khoảng 3,8 triệu lượt giảm 96,3%, khách du lịch nội địa giảm 30,1% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 11 tháng trong lĩnh vực vui chơi, giải trí tăng 2,4%; lĩnh vực du lịch, dịch vụ, việc làm tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020.

2.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập

Theo nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), tác động dịch bệnh khá nghiêm trọng đến lao động và việc làm của ngành Du lịch Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực, mức độ tác động cao hơn 4 lần so với các ngành kinh tế khác. Nghiên cứu cho thấy tiền lương trung bình ngành du lịch Việt Nam giảm gần 18% (cao hơn mức giảm trung bình của Thái Lan và Philipines), trong đó tiền lương của lao động nữ còn giảm nhiều hơn, ở mức gần 23%. Số lượng lao động chính thức ngành du lịch năm 2020 cũng giảm khoảng 11% so với năm 2019.

Hình 8: Mức giảm tiền lương danh nghĩa trung bình trong các ngành liên quan đến du lịch năm 2020 (% thay đổi)

Nguồn: ước tính của ILO dựa trên dữ liệu điều tra việc làm.

Nguồn: ước tính của ILO dựa trên dữ liệu điều tra việc làm.

Theo khảo sát một số trường hợp thực tế ngành du lịch Việt Nam cho thấy nhiều công ty đã cắt giảm 50% nhân sự, 90% hướng dẫn viên du lịch quốc tế không có việc làm và thu nhập. Nhiều hướng dẫn viên du lịch đã phải chuyển nghề sang các dịch vụ liên quan như nấu ăn, bán hàng trực tuyến, shippers....v.v. Còn theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện nay Việt Nam có khoảng 28.000 hướng dẫn viên được cấp thẻ hành nghề, nhưng có đến 90% trong số đó là lao động tự do, vì vậy không có thu nhập ổn định và không có cơ sở để nhận các gói hỗ trợ hay an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh. 41 2.2.3. Doanh thu, đóng góp của du lịch thấp

Năm 2020, doanh thu du lịch lữ hành đạt 17,9 ngàn tỷ đồng, giảm 59,5%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 510,4 ngàn tỷ, giảm 13% so với năm trước. Năm 2021, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tiếp tục giảm mạnh, hết tháng 11 đạt 331,5 ngàn tỷ đồng, giảm 26%, doanh thu du lịch lữ hành chỉ đạt 5,6 ngàn tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ.

Bảng 2: Doanh thu lưu trú, ăn uống và DL lữ hành tháng 11 năm 2021 (ngàn tỷ đ, %)

Nguồn: TCTK.

Nguồn: TCTK.

2.2.4. Các tác động khác

Sự suy giảm của ngành du lịch đã tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực liên quan trong chuỗi giá trị ngành như ăn uống, khách sạn, các sản phẩm hàng hóa du lịch, hoạt động thương mại, mua sắm tại các điểm du lịch, các thành phố lớn. Công suất khách sạn 3-5 sao tại các điểm du lịch và thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đều giảm mạnh chỉ còn dưới 30%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 chỉ tăng 2%, còn 11 tháng đầu năm giảm 8,7%, trong khi chỉ tiêu này năm 2019 tăng trưởng 12%.

2.3. Xu hướng du lịch mới

COVID-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn. Cụ thể:

2.3.1. Chứng nhận, hộ chiếu Vaccine

Để hỗ trợ phát triển và khai thông luồng khách du lịch quốc tế trước tác động dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã triển khai giấy phép, chứng nhận tiêm Vaccine, hộ chiếu Vaccine. Đây là chìa khóa để mở cửa ngành du lịch trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho khách du lịch quốc tế được đi lại thuận tiện hơn trong đại dịch. Thực chất giấy chứng nhận, hộ chiếu Vaccine sẽ cung cấp thông tin xác thực về tình trạng tiêm phòng đủ liều 2 mũi Vaccine theo quy định và có thể cả chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính đối với virus SARS-CoV-2. Nhiều quốc gia đã sử dụng hình thức chứng nhận này dưới các hình thức chứng chỉ số, người dân và du khách đủ điều kiện sẽ được tiếp cận các hoạt động dịch vụ như bảo tàng, rạp chiếu phim, sân vận động và các hoạt động đông người phù hợp quy định.

2.3.2. Du lịch không chạm

Dịch COVID-19 với nhiều hạn chế tiếp xúc nhằm ngăn ngừa dịch bệnh đã hình thành nên xu hướng du lịch không chạm phát triển mạnh. Du lịch không chạm không chỉ giúp hạn chế tiếp xúc giữa con người với con người mà còn giữa con người với vật dụng, bề mặt nhưng lại tăng khả năng trải nghiệm của khách du lịch với các thiết bị và công nghệ tự động hóa và gia tăng trải nghiệm thông qua các giác quan khác của con người. Hành trình du lịch không chạm được thực hiện từ khâu đăng ký qua các phần mềm, hạn chế tiếp xúc các khâu như di chuyển, xếp hàng chờ đợi, các thủ tục khai báo hải quan, thanh toán điện tử, sử dụng nhận diện khuôn mặt tại checkin, checkout khách sạn, du lịch qua các tuyến luồng xanh.

2.3.3. Du lịch chăm sóc sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng

Dịch COVID-19 làm gia tăng nhu cầu kiểm tra, giữ gìn, bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh. Nhu cầu khám chữa bệnh tại các quốc gia đang phát triển sẽ gia tăng, tạo dòng chảy du lịch quốc tế từ các vùng có điều kiện y tế đang phát triển sang các vùng có điều kiện, trình độ y tế phát triển hoặc thúc đẩy nâng cấp, phát triển dịch vụ y tế trong nước. Hoạt động du lịch kết hợp với khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp, tập yoga, dưỡng sinh, tắm khoáng nóng để phục hồi và tái tạo tinh thần sẽ có nhu cầu ngày càng tăng và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

2.3.4. Du lịch nội địa, du lịch gần nhà và ngắn ngày

Dịch COVID-19 với hạn chế đi lại, những lo ngại lây nhiễm và không bảo đảm về điều kiện chăm sóc sức khỏe sẽ kéo du khách trở lại với du lịch nội địa, du lịch gần nhà, gần nơi cư trú và làm việc. Sự lên ngôi của du lịch nội địa cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về hoạt động ngoài trời, gần gũi thiên nhiên và du lịch nông thôn. Xu hướng du lịch gần nhà cũng đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như du lịch thăm hỏi người thân, bạn bè, về quê; các hoạt động dã ngoại, sinh hoạt cắm trại được tổ chức gói gọn trong phạm vi gia đình, bạn bè người thân do hạn chế tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Du lịch gần nhà đem lại một số lợi ích như có thể chủ động lên kế hoạch và thời gian du lịch, tiết kiệm chi phí và an toàn sức khỏe.

2.3.5. Du lịch MICE

Du lịch MICE là du lịch gắn với các sự kiện tổ chức hội thảo, hội nghị, khen thưởng, tổng kết, triển lãm, sự kiện kinh doanh của các tổ chức và doanh nghiệp. Du lịch MICE có lợi thế hơn các loại hình du lịch khác là nó kết hợp được du lịch, nghỉ ngơi thư giãn và làm việc. Các doanh nghiệp, người lao động sẽ tiết kiệm được ngân quỹ thời gian cá nhân trong năm thông qua kết hợp du lịch với các chương trình, kế hoạch công tác định kỳ. Du lịch MICE cũng có lợi thế tạo được những tour du lịch lớn cho toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp vì vậy cũng tạo nguồn thu lớn hơn các loại hình du lịch đơn lẻ, truyền thống. Hiện nay du lịch MICE là loại hình tạo nguồn thu du lịch rất lớn tại các quốc gia phát triển vì vậy nó sẽ ngày càng phát triển trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

2.3.6. Du lịch thể thao

Cùng với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thì du lịch thể thao cũng là xu hướng phát triển mạnh trong thời gian qua. Đây là loại hình kết hợp giữa các hoạt động, sự kiện thể thao, giải trí với du lịch. Sự hấp dẫn của du lịch thể thao là không bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như văn hóa, giới tính, trình độ và có thể hướng đến mọi đối tượng có nhu cầu giải trí. Du lịch thể thao cũng tạo sự khác biệt với 43 hoạt động du lịch thông thường khác do tạo được trải nghiệm chủ động, trực tiếp cho khách du lịch thay vì các hoạt động nghỉ dưỡng tĩnh lặng và hạn chế hoạt động ngoài trời. Trên thế giới, các quốc gia có hoạt động thể thao chuyên nghiệp đều thu hút được lượng khách du lịch hàng năm thăm quan, mua sắm kết hợp xem các giải đấu thường niên như các giải đua xe công thức F1, giải tennis, golf...v.v. Khi tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao, cũng tạo ra trải nghiệm mới mẻ, thử thách cho khách du lịch, vận động viên tham gia. Điển hình như các quốc gia Ảrập, nhất là Dubai, đã thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ, sang dựa nhiều hơn vào thương mại, dịch vụ và du lịch, nhất là du lịch thể thao và MICE trong những năm gần đây.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt

Bài liên quan

'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 Phân tích

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 Phân tích

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 Phân tích

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
19/01/2022 Phân tích

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 Phân tích

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
12/01/2022 Phân tích

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 Phân tích

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
11/01/2022 Phân tích

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 Phân tích

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
04/01/2022 Phân tích

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
03/01/2022 Phân tích

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 Phân tích

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
01/01/2022 Phân tích

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 Phân tích

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 Phân tích

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 Phân tích

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 Phân tích

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 Phân tích

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.