Thứ tư, 19/01/2022, 09:34 AM
  • Click để copy

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần đầu bài viết "ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH" của ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Tóm tắt: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là “thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xác định chính sách phát triển du lịch số là một trong các chính sách và công nghệ ưu tiên. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Trong du lịch, chuyển đổi số là thay đổi cách đi du lịch, cách làm du lịch, cách kinh doanh du lịch, cách quản lý du lịch nhờ dữ liệu và công nghệ số. Báo cáo tham luận trình bày một số kinh nghiệm thế giới về chuyển đổi số du lịch và gợi mở định hướng, giải pháp chuyển đổi số cho ngành du lịch Việt Nam.

Từ khóa: Chuyển đổi số, du lịch, nền tảng số, du lịch thông minh, thực tế ảo, thực tế tăng cường, đại lý du lịch trực tuyến, sàn giao dịch du lịch.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh chóng nhất trên thế giới. Du lịch cũng là một ngành công nghiệp kiếm có được ngoại hối mà không cần xuất khẩu của cải, hàng hóa của quốc gia.

Theo các sáng kiến Chuyển đổi số trên Diễn đàn kinh tế thế giới, Chuyển đổi số trong du lịch dự kiến sẽ đóng góp tới 305 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2025. Chuyển đổi số sẽ cung cấp những công cụ ứng dụng và nền tảng công nghệ cần thiết để hỗ trợ tối ưu cho việc tiếp cận gần hơn đến du lịch thông minh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngành nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững.

Ảnh minh hoạ: itourism.vn.

Ảnh minh hoạ: itourism.vn.

1. Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế

Du lịch chiếm hơn 10% GDP toàn cầu vào năm 2019 và trị giá gần 9 nghìn tỷ USD, là ngành phát triển nhanh thứ hai về thu hút FDI và là ngành tạo việc làm lớn thứ hai. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 1,5 tỷ vào năm 2019, tăng 4% so với năm 2018 và ngành du lịch đã có sự tăng trưởng liên tục trong 8 năm qua. Doanh số du lịch số tăng 11,7% trong năm 2016 lên gần 613 tỷ USD và ước tính đạt 855 tỷ USD đến năm 2021.

Tại Việt Nam, giai đoạn 2015-2019, du lịch Việt Nam phát triển đột phá: Lượt khách quốc tế đã tăng 2,3 lần (từ 7,9 triệu lên 18 triệu), đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo các báo cáo hàng năm của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO); Lượt khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần (từ 57 triệu lượt lên 85 triệu), tăng bình quân 10,5%/năm; Tổng

thu du lịch tăng 2,1 lần (từ 355 nghìn tỷ lên 755 nghìn tỷ đồng); Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3%, đến năm 2019 là 9,2%; Giai đoạn 2015-2019, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 năm 2017 và 63/140 năm 2019.

Tuy nhiên, trong năm 2020 – 2021, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế cả năm 2020 giảm gần 80% so với năm 2019; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; khoảng 40-60% lao động ngành du lịch bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD), tức là khoảng 61% so với năm 2019. Năm 2021, Việt Nam không đón khách du lịch quốc tế, chỉ cho phép nhập cảnh đối với chuyên gia và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp dự án, 10 tháng đầu năm năm 2021 là 125,1 nghìn lượt người, giảm 96,7% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch nội địa cũng gần như “đóng băng” do cả nước liên tục phải đối phó với các đợt dịch bùng phát, đặc biệt là đợt dịch từ tháng 7 năm 2021.

2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch tại Việt Nam

a) Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý nhà nước về du lịch - Ứng dụng CNTT trong truyền thông về du lịch: + Website https://vietnamtourism.gov.vn/; + Kênh Youtube https://www.youtube.com/c/vietnamtourismmedia; + Mạng XH https://www.facebook.com/vnattitc

+ Zalo: https://zalo.me/tongcucdulich

+ Cổng thông tin Du lịch thông minh - VTV travel (dulich.vtv.vn).

+TikTok: #HelloVietnam là một phần các hoạt động trong chuỗi chiến dịch quảng bá du lịch toàn cầu do TikTok khởi xướng với tên gọi #TikTokTravel.

- Ứng dụng trong quản lý, điều hành: http://dash.vietnamtourism.gov.vn/; 100% cơ quan quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương của Việt Nam đã có website du lịch.

- Ứng dụng trong thống kê du lịch: http://thongke.tourism.vn/

- Ứng dụng tăng cường tiện ích và trải nghiệm:

+ Thẻ Việt http://thedulich.gov.vn/ (mỗi người dân Việt Nam được cấp 1 thẻ Việt (thẻ quốc gia) để dùng suốt đời trong các lĩnh vực: du lịch, y tế, thương mai, giao thông, giáo dục...);

+ App “Du lịch Việt Nam an toàn”;

+ Webiste giới thiệu các nền tảng số trong du lịch https://nentangso. vietnamtourism.gov.vn/

- Cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam: http://csdl.vietnamtourism.gov.vn/.

b) Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp du lịch

- Hầu hết các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn được xếp hạng sao ở Việt Nam đã có website riêng.

Các hoạt động kinh doanh hầu hết được triển khai trực tuyến: marketing, quảng bá sản phẩm; nghiên cứu mở rộng thị trường; tư vấn, chăm sóc khách hàng; thực hiện các giao dịch mua - bán, thanh toán... Các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch như Viettravel, Saigontourist, Thiên Minh Group, Hanoitourist, Benthanhtourist...

- Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 10 sàn giao dịch du lịch (Yeudulich.com1, Tripi.vn, gotadi.vn, ivivu.com, welcome.vn, datphong24h.vn, travel.com.vn, dulichviet.com.vn, mytour.vn, Fiditour.com, Benthanhtourist.com, datviettour.com, adayroi.com, travelmart.vn,...) chiếm khoảng 20% các giao dịch dịch vụ, còn lại do sàn điện tử nước ngoài thực hiện. Đây là những điểm nhấn quan trọng của các doanh nghiệp du lịch Việt về khả năng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh.

3. Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam

a) Cơ hội

- Hạ tầng công nghệ số và viễn thông của Việt Nam đã phát triển tương đương với trình độ chung của thế giới. Theo thống kê của WeAreSocial (wearesocial.com) năm 2018, toàn thế giới có 4,02 tỷ người dùng Internet (chiếm 53%), gần 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội, hơn 5,1 tỷ người dùng điện thoại di động (chiếm 68%) trong đó chủ yếu là điện thoại thông minh có kết nối và sử dụng Internet. Ở Việt Nam với gần 100 triệu dân thì có đến 64 triệu người sử dụng Internet (chiếm 67% dân số), 55 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 57%), hơn 70 triệu người dùng điện thoại di động (chiếm 73%). Điều này cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng Internet và thiết bị thông minh trên thế giới và ở Việt Nam là rất lớn. Đây là tiền đề lớn để Việt Nam phát triển du lịch thông minh.

- Ngành du lịch thế giới và Việt Nam đang dẫn đầu xu thế tận dụng các thành tựu của CMCN 4.0 trong hầu hết các khâu và quá trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, tại các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch.

- Phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ mới đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam

b) Thách thức

- Tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao.

- Chưa có sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ trên nền tảng số giữa các chủ thể liên quan trong ngành du lịch.

- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế. Trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch chính như: lữ hành, lưu trú, vận tải du lịch, ăn uống, giải trí, mua sắm,... thì khả năng tiếp cận công nghệ, phát triển du lịch thông minh chủ yếu ở một số phân nhánh như lữ hành quốc tế, vận tải hàng không, cơ sở lưu trú cao cấp. Trong đó, cũng chỉ có các doanh nghiệp hàng đầu, có tiềm lực mới có khả năng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tiếp cận du lịch thông minh. Nguyên nhân chính do đặc điểm doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao) chiếm số lượng lớn, đối tượng khách phục vụ chủ yếu là khách nội địa, nhu cầu khách sử dụng các dịch vụ thông minh, trực tuyến không lớn nên khả năng tiếp cận du lịch thông minh của các doanh nghiệp này còn thấp.

- Kiến thức, trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực du lịch về du lịch thông minh, công nghệ thông tin còn hạn chế, là yếu tố cản trở sự tiếp cận và phát triển du lịch thông minh.

- Sự phát triển của du lịch thông minh làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của các chủ thể trong ngành du lịch, trong khi các quy định về pháp lý không theo kịp thực tế phát triển. Chưa có văn bản cụ thể nào quy định hay hướng dẫn triển khai phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam. Một số địa phương có chủ trương phát triển du lịch thông minh nhưng quá trình triển khai còn nhiều bất cập.

- Công tác xúc tiến quảng bá chưa hiệu quả => xúc tiến quảng bá thông qua tiếp thị số, đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa nhưng sở hữu tiềm năng du lịch thì marketing số có thể giúp vượt qua rào cản về địa lý, quảng bá hình ảnh điểm đến rộng rãi tới khắp thế giới.

- Nhiều sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn; chất lượng dịch vụ du lịch ở nhiều điểm đến chưa đáp ứng yêu cầu. Du lịch thông minh đang là xu thế mới, chưa hình thành và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, chưa có địa phương nào xây dựng thành công để làm mô hình học hỏi cho các địa phương khác.

- Hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về du lịch chưa cao...

(Còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 Phân tích

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 Phân tích

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 Phân tích

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 Phân tích

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
12/01/2022 Phân tích

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 Phân tích

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
11/01/2022 Phân tích

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 Phân tích

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
04/01/2022 Phân tích

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
03/01/2022 Phân tích

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
01/01/2022 Phân tích

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 Phân tích

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
01/01/2022 Phân tích

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 Phân tích

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 Phân tích

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 Phân tích

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 Phân tích

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 Phân tích

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.