Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Chủ đề: Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triểnLời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.
Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.
Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.
Dưới đây là phần cuối bài viết "THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ" của bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội liên quan đến thực tế xây dựng và những kết quả đã đạt được của ngành du lịch Hà Nội.
THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội
2. Thực trạng về chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch và tình hình đầu tư phát triển du lịch của thành phố Hà Nội trong những năm qua
2.3. Hạn chế và những thách thức đặt ra
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn có một số những hạn chế, tồn tại như sau:
- Chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể như chính sách giá thuê đất, hình thức tính giá đất (đối với các cơ sở lưu trú du lịch, giá thuê đất cho cảnh quan, cây xanh được quy định tính như giá xây dựng cơ sở dịch vụ), giá điện, thủ tục và lệ phí xuất nhập cảnh, việc nhập các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch... cũng hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nhưng vẫn còn yếu và chưa đồng bộ; tình trạng ô nhiễm, ùn tắc giao thông... cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của ngành du lịch.
- Thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan với ngành Du lịch trong việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác, phát huy tài nguyên, nâng cấp điểm đến du lịch; Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách; Hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực, dịch vụ mua sắm còn phân tán, chưa liên kết tạo dựng thành sản phẩm du lịch đồng bộ, hoàn chỉnh.
- Các doanh nghiệp lữ hành quy mô còn nhỏ và rất nhỏ, thiếu doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt thị trường du lịch quốc tế; Ứng dụng công nghệ thông minh, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch còn chậm triển khai.
- Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, tiến độ một số dự án lớn phát triển du lịch triển khai còn chậm dẫn đến thiếu các khu, điểm vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ, mang thương hiệu du lịch Thủ đô.
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là: Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã gây tác động chưa từng có trong lịch sử, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong trọng đầu tư phát triển sản phẩm theo hướng khác biệt, có chất lượng cao nhằm. Coi đa dạng hóa sản phẩm. đó ngành Du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Quy hoạch, đầu tư cho lĩnh vực du lịch chưa được triển khai đồng bộ. Kết cấu hạ tầng chung của Thủ đô và các vùng phụ cận chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư lớn, thu hút nguồn vốn xã hội hóa, đầu tư các dự án lớn phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố. Liên kết hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế còn yếu, chưa được triển khai thường xuyên, chưa tạo thành cơ chế khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên.
3. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới
3.1. Định hướng phát triển
- Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Đi đầu trong việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ chế, chính sách để khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển Thủ đô. Sớm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô; triển khai Nghị định 91/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các tiêu chuẩn của OECD.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị, dân cư, trật tự xây dựng, an toàn giao thông, bảo đảm kỷ cương, văn minh đô thị. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉnh trang, phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh chất lượng xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo cho được chuyển biến căn bản đối với các vấn đề dân sinh cấp bách về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Triển khai xây dựng Quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tiến hành điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành các quy hoạch phân khu nội đô lịch sử, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh; khớp nối đồng bộ quy hoạch nông thôn và khu vực đô thị; xây dựng, bổ sung các quy chế, quy định quản lý quy hoạch kiến trúc đối với các khu vực hành lang xanh, vành đai xanh. Thực hiện triển lãm công bố công khai quy hoạch đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
- Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; quy hoạch các làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp làng nghề kết hợp phát triển du lịch, kinh tế nông thôn. Khai thác hiệu quả các khu vực cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn của vùng nông thôn kết hợp khai thác du lịch và các khu nghỉ dưỡng ngoại ô. Quy hoạch đồng bộ, tập trung thu hút đầu tư phát triển một số cụm du lịch: Ba Vì - Suối Hai, Hương Sơn - Quan Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa...
- Hoàn thành xây dựng, cải tạo hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước trên địa bàn theo quy hoạch, phấn đấu nâng diện tích cây xanh đô thị đạt 7,8 - 8,1m2/người vào năm 2025. Nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị; có cơ chế xử lý hiệu quả những vấn đề về nhà ở đô thị, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự và an toàn giao thông, xử lý chất thải và bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị...
- Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của hội nhập quốc tế sâu và toàn diện, của biến đổi khí hậu, cùng sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi tư duy nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp hiện nay trong quan hệ quốc tế, sự xung đột giữa các quốc gia lớn tạo nên những thách thức, tác động trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam. Trước tình hình đó, đặt ra yêu cầu cho ngành Du lịch Thủ đô phải có những thay đổi căn bản, toàn diện nhằm đáp ứng với tình hình mới.
- Trong giai đoạn tới, ngành du lịch Thủ đô xác định: Đổi mới, cơ cấu lại, tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện ngành Du lịch cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng dịch vụ, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch Thủ đô theo hướng chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo tính bền vững, phát huy vai trò trung tâm phân phối khách lớn của khu vực phía bắc và cả nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Phấn đấu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, là lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, Thủ đô Hà Nội sẽ đón và phục vụ từ 30-35 triệu lượt khách du lịch trở lên (trong đó có 7-8 triệu lượt khách du lịch quốc tế). Tổng thu từ khách du lịch đạt từ 130-151 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ đóng góp tổng hợp ngành Du lịch vào GRDP Thành phố phấn đấu đạt khoảng 8-10%.
- Phát triển du lịch bền vững, cơ cấu lại ngành du lịch cả về hạ tầng du lịch, môi trường du lịch, doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch để khai thác có hiệu quả các giá trị vật thể và phi vật thể nhằm phát triển du lịch Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chú trọng thiết kế và khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch mới, sáng tạo, đẳng cấp mang đặc trưng Hà Nội, khẳng định năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu du lịch Thủ đô. Phát huy hiệu quả vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất của khu vực phía Bắc, gắn kết chặt chẽ với các chuỗi sản phẩm du lịch trong vùng, cả nước và quốc tế.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy thu hút đầu tư; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật đang từng bước hoàn thiện cùng với việc quan tâm đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới chất lượng cao, tích cực đổi mới công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm tạo dựng nền tảng, cơ hội cho du lịch phát triển ở mức độ cao hơn.
- Hoàn thành Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có tích hợp nội dung quy hoạch du lịch; quy hoạch phân khu xây dựng một số khu chức năng du lịch, một số dự án phát triển du lịch trọng điểm, sớm hình thành các cụm du lịch trọng điểm: Khu vực trung tâm Thành phố, Sơn Tây - Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa, Hà Đông và vùng phụ cận. Quy hoạch, xây dựng và phát triển huyện Ba Vì thành vùng du lịch trọng điểm của Thành phố.
- Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch. Tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư nói chung, các nhà đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng, kỹ thuật du lịch nói riêng. Hoàn thành dự án trọng điểm nổi bật, như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy; Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa tại Sóc Sơn; Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia; đầu tư 1 - 2 trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch; Phát triển, mở rộng từ 3 - 5 khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế và nhu cầu: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao, các ngành giáo dục, y tế, du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, phát triển vật liệu mới, phát triển cơ sở hạ tầng...; trong đó cần tập trung hướng đến các nhà đầu tư lớn trên thế giới, các công ty đa quốc gia có tiềm lực, kinh nghiệm mang tính đột phá trong lĩnh vực cần thu hút đầu tư, đồng thời tạo ra các cơ hội để các nhà đầu tư khác khai thác mạng lưới kinh doanh và quan hệ đối tác rộng lớn của họ đầu tư vào Thành phố. Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tại chỗ tiếp tục mở rộng và đầu tư vào Hà Nội.
- Coi trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thường xuyên tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án triển khai hoạt động một cách thuận lợi, có hiệu quả. Khuyến khích và tạo diễn đàn để các nhà đầu tư đã thành công tại Hà Nội trình bày về kinh nghiệm đầu tư, qua đó giới thiệu, quảng bá về môi trường đầu tư tại Hà Nội.
- Xây dựng Quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, điều chỉnh theo hướng nâng mức ưu đãi đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực khách sạn, lữ hành, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; rà soát các quy định về giao đất, thuế sử dụng đất nhằm giảm thuế sử dụng về tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích cho không gian cảnh quan; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh du lịch.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội; đầu tư, xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, ăn uống chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch đến Hà Nội.
- Huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị quan trọng, chiến lược, có tính liên kết cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Ưu tiên bố trí từ nguồn vốn ngân sách Thành phố cho chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch thiết yếu (đường giao thông trục chính, giao thông đối nội, trung tâm đón tiếp kết hợp bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch...) tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm. Rà soát, lập danh sách, đánh giá hiện trạng các di sản, công trình văn hóa, lịch sử, các nhà hát, thiết chế thể thao phục vụ khách du lịch và nhân dân trên địa bàn Thành phố, từ đó đầu tư nguồn lực tu bổ, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp với quan điểm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử vốn có.
- Nghiên cứu ban hành chính sách, cơ chế xã hội hóa đầu tư các khu vui chơi giải trí có quy mô tầm cỡ khu vực và quốc tế; đồng thời có cơ chế phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, khai thác các công trình văn hóa nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có uy tín đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, sớm hình thành các khu, điểm du lịch tầm cỡ, nổi bật, phát triển thương hiệu du lịch Thủ đô, có khả năng tạo bước đột phá lớn như: khu di tích Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Cổ Loa, khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng, làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; làng cổ ở Đường Lâm, công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn), khu vui chơi giải trí tại hồ Tây, khu vực Ba Vì và các vùng dân tộc thiểu số có tiềm năng du lịch... Khuyến khích đầu tư các dự án Trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch (Outlet), dự án điểm trung chuyển khách phục vụ du lịch, dự án khách sạn - trường học, dự án đầu tư phát triển điểm du lịch văn hóa, vui chơi giải trí hai bên bờ sông Hồng. Đối với những vấn đề cấp bách cần triển khai ngay để tạo đột phá cho du lịch phát triển, nếu chưa có văn bản pháp luật quy định hoặc có quy định khác thì cho thực hiện thí điểm.
- Về hạ tầng mềm, khai thác ứng dụng các công nghệ mới như: dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch Thủ đô kết nối với hệ thống dữ liệu chung của Thành phố, các ngành liên quan tạo tiền đề xây dựng các ứng dụng công nghệ thông minh phục vụ hoạt động quản lý du lịch, cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch.
4. Kết luận
Để du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, cần tiếp tục quan tâm đầu tư và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế sẵn có, để Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế. Đó là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ mà Thành phố đã đề ra.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.