'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Hôm nay, 18/5, diễn đàn "“Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức đã diễn ra với 4 phiên gồm: Định hướng cho chuyển đổi số; ứng dụng từ thực tiễn; đối thoại; sáng tạo du lịch Việt Nam và phát động cuộc bình chọn doanh nghiệp dịch vụ du lịch tiêu biểu 2022.
'Sóng thần Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn'
Phát biểu trực tuyến khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay việc áp ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch đã được một số đơn vị du lịch triển khai khi nhập quốc tế. Nhất là những khách sạn, resort cao cấp, các đơn vị lữ hành lớn để phục vụ chính công tác quản lý của họ. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành du lịch vẫn đơn lẻ theo kiểu mạnh ai người đó làm và chưa có sự thống nhất.
“Đại dịch Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn nhưng cũng là cuộc thanh lọc chưa từng có. Chuyển đổi số đã chứng minh là tất yếu đối với mọi ngành nghề nếu muốn phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0. Điều đáng nói, nếu những năm trước câu chuyện chuyển đổi số trong du lịch vẫn chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp, địa phương có tư duy nhạy bén, linh hoạt và mạnh tiềm lực tài chính, thì nay chính "sóng thần" COVID lại đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”, ông Phòng nói.
Cũng theo ông Phòng, không chỉ doanh nghiệp, tại các điểm đến cũng đang định hình chuyển đổi số mang tới những trải nghiệm thuận tiện và an toàn cho khách hàng như các hệ thống thuyết minh tự động, mã QR giới thiệu hiện vật... Điểm đáng chú ý là nhiều địa phương đã thực sự hoàn thiện hệ sinh thái về dịch vụ, mua sắm, ẩm thực… tại các điểm du lịch đồng thời du khách có thể gửi phản ánh đến chất lượng dịch vụ đến cơ quan quản lý.
“Nhận thức về chuyển đổi số đang có sự thay đổi rõ nét và tác động mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến liên tục tìm kiếm các giải pháp thích ứng để tồn tại. Hiện không chỉ các doanh nghiệp lớn mà nay nhiều đơn vị doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa cũng áp dụng triển khai thông qua thuê nền tảng để tự cứu chính doanh nghiệp khi trở lại cuộc đua cạnh tranh.
Có thể thấy, ngành du lịch đang chủ động chuyển đổi số và tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với mục tiêu tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Phòng nói.
Ông Phòng nhấn mạnh để chuyển đổi số thành công, có thể sẽ phải mất vài ba năm nhưng không thể chậm hơn nữa. Dịch Covid-19 tuy gây thiệt hại nhưng cũng tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp và ngành du lịch chuyển đổi, bắt kịp xu hướng không thể đảo ngược của thế giới – chuyển đổi số.
Còn theo ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, sẽ xây dựng một hệ thống thống nhất về nền tảng số du lịch trên toàn quốc ngay trên hệ thống quản lý Nhà nước trong thời gian tới, trong đó, những đơn vị nào chưa xây dựng nền tảng sẽ được hỗ trợ, còn những đơn vị đã thực hiện và có nền tảng thì dữ liệu sẽ được liên kết về nền tảng chung.
“Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch, trên cơ sở nền tảng chung này, các dữ liệu sẽ được chia sẻ lên các sàn thương mại điện tử đã có, để các doanh nghiệp, du khách có thể khai thác và trải nghiệm. Nền tảng này, hoạt động và cung cấp dữ liệu hoàn toàn miễn phí”, ông Phúc chia sẻ.
Theo ông Phúc, để có một nền tảng chung phát triển trong tương lai thì cần sự đóng góp dữ liệu từ người dùng.
“Trong kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, chúng tôi cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam liên thông với các cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó cùng chia sẻ lên để du khách và doanh nghiệp có thể cùng sử dụng được. Trên thực tế, thời gian qua, những tập đoàn công nghệ lớn như: VNPT, Viettel, FPT,… cũng thường xuyên phối hợp với Tổng cục du lịch để thực hiện công tác chuyển đổi số tại các điểm du lịch, từng bước triển khai các hệ sinh thái du lịch”, ông Phúc chia sẻ.
Xoay quanh những nội dung này, tại Diễn đàn, ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) cho rằng, để xây dựng một nền tảng chung, một cơ quan Nhà nước đứng ra xây dựng sẽ rất khó, nhưng đối với một doanh nghiệp đứng ra xây dựng và hoạt động sẽ rất khả quan.
“Thực tế đã chứng minh, một nền tảng do các doanh nghiệp xây dựng, phát hành sẽ có nguồn dữ liệu dồi dào, và mang lại giá trị lan tỏa, khi thu hút được người dùng và Zalo là một ví dụ tại Việt Nam. Hầu hết các nền tảng hiện nay đều hình thành và phát triển tự nhiên, nền tảng tốt hay không, người dân, du khách sẽ là người bình trọng”, ông Đường bày tỏ.
Tại diễn đàn, bà Đỗ Hồng Xoan – Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cho rằng Chuyển đổi số là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp du lịch, song vấn đề chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhiều hơn nữa những “trợ lực” từ chính sách và các tổ chức.
Cụ thể, bà Xoan cho biết, vấn đề chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu của toàn cầu, nhất là hậu đại dịch. Chuyển đổi số là sự tồn tại, sự sống còn của doanh nghiệp. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch đến năm 2022, định hướng đến năm 2025, xác định số hóa là vấn đề sống còn của Việt Nam.
Số hóa không là chiến lược riêng của các doanh nghiệp mà hiện nay sẽ trở thành thông lệ mà các doanh nghiệp phải ứng dụng để nâng cao tính cạnh tranh.
Hiện nay ngành du lịch đang nhận được tác động mạnh mẽ của chuyển đổi số. Thực tế, những doanh nghiệp có quy mô lớn áp dụng chuyển đổi số là câu chuyện khác, trong khi đó có đến 3/4 các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lại gặp nhiều khó khăn hơn.
Do đó, trong quá trình áp dụng công nghệ chuyển đổi số thì các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất trăn trở bởi đây là câu chuyện vừa phải có chính sách từ trung ương đến các bộ đến tổng cục du lịch đến hiệp hội cũng như sự chuyển đổi từ các sở địa phương mới có thể theo kịp được.
Bà Đỗ Hồng Xoan chia sẻ, ngành du lịch Việt Nam đã tham gia WTO và ngay tuyên bố thời điểm đó, vấn đề du lịch xanh, du lịch thông minh, du lịch sinh thái đã được đặt lên hàng.
Tại các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, họ đã thực hiện chuyển đổi số từ lâu, và đã trở thành chuyên môn hóa của tất cả các doanh nghiệp, trở thành những quy trình, thói quen, chỉ cần ngồi một chỗ có thể làm việc với tất cả toàn thế giới từ đặt phòng, đặt tour, tìm hiểu về điểm đến... ngay cả khi chưa tới đó.
Lấy dẫn chứng rõ hơn, bà Xoan cho biết, các doanh nghiệp có quy mô lớn như Accor, Marriot,... hệ thống Booking phòng của họ đã chuyên nghiệp từ nước ngoài, sau đó khách sạn chỉ đón những khách cao cấp, khách Việt Nam chỉ đạt khoảng 3-5% tổng lượng khách đến lúc chú ở các khách sạn này. Ở các trung tâm du lịch, từ trước năm 2019, những booking đến các khách sạn 4-5 sao lúc nào cũng đạt trên 95% lượng phòng.
Các doanh nghiệp đó họ cũng đã áp dụng số hóa từ trong quản lý, điều hành, các khâu thực hiện đón tiếp khách để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn nhất cho khách hàng.
Theo bà Xoan, hiện nay để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và cả quốc tế, các doanh nghiệp Việt cũng đã nhận ra muốn tiếp cận khách hàng cũng như giữ chân họ ở lại cơ sở mình lâu dài thì đã đến lúc không thể kinh doanh truyền thống nữa.
Đặc biệt, hậu đại dịch, việc số hóa sẽ càng khó khăn hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi công nghệ còn yếu, chưa có quy trình quản lý, chưa có công nghệ thông tin đi sâu vào từng bộ phận để tạo ra quá trình hoạt động chuyên nghiệp, quy trình khép kín.
Vừa rồi Quốc hội cũng đã thông qua chương trình phát triển, có bổ sung ngân sách để bổ sung chuyển đổi số và xúc tiến du lịch, đây là cơ sở để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. “Chúng tôi mong muốn hơn nữa những chính sách để cùng đưa du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, bà Xoan nói.
'Những lợi ích trong chuyển đổi số sẽ dần hiện hữu không còn là lý thuyết'
Dưới góc độ là lãnh đạo của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quyết Tâm, nhà sáng lập TravelMaster và iTourism - nền tảng chuyển đổi số Du lịch Việt Nam cho biết ngành du lịch Việt Nam đang triển khai nhiều hoạt động số hóa trong bối cảnh cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Tâm những hoạt động này còn rời rạc và chưa phát huy tối đa hiệu quả do cơ sở dữ liệu chưa được chia sẻ để kết nối và đồng nhất, dẫn đến quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo thống kê dữ liệu ngành và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, theo ông Tâm, iTourism - là giải pháp dành cho cấp Tổng cục Du lịch được thiết kế định hướng thành Trung tâm Dữ liệu IOC về các hoạt động du lịch trên cả nước. Và việc này giúp tăng cường sự tương tác, kết nối chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch và doanh nghiệp Du lịch trực thuộc, nâng cao chất lượng quản lý, đồng thời dễ dàng tổng hợp, báo cáo để đưa ra đánh giá, chiến lược phát triển ngành dựa trên Nền tảng số, Dữ liệu Số với thời gian thực.
Theo ông Tâm, đây là nền tảng quản lý dành cho cấp Tổng cục Du lịch được xây dựng với mục tiêu kết nối Dữ liệu giữa Tổng cục Du lịch với sự hoạt động cấp Sở Du lịch và Doanh nghiệp Du lịch trực thuộc, nâng cao chất lượng quản lý, đồng thời dễ dàng đưa ra đánh giá tổng quan thị trường, dự báo xu hướng và xây dựng chiến lược phát triển ngành...
Cùng với đó, ông Tâm cho biết trong quá trình chuyển đổi số với doanh nghiệp du lịch, con người cũng là yếu tố quan trọng.
Còn ông Nguyễn Đức Thành – Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ VietSens cho biết, du lịch là ngành đặc thù với sản phẩm rất đặc trưng; khác với các sản phẩm có trải nghiệm người dùng chủ yếu diễn ra ở khâu cuối cùng của chuỗi giá trị (mua hàng, CSKH, bảo hành/sửa chữa), sản phẩm du lịch là tổ hợp của rất nhiều sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm người dùng diễn ra trong suốt chiều dài của chuỗi giá trị ngành du lịch.
Bởi vậy, việc triển khai cần toàn trình để nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng nghĩa với việc mọi khâu trong chuỗi giá trị phải tốt, mọi liên kết trong chuỗi giá trị cũng cần phải chặt chẽ.
Đại diện Tập đoàn công nghệ VietSens cho rằng, tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ theo mô hình một hệ sinh thái du lịch thông minh, cần gắn kết các chủ thể chính trong ngành du lịch trên môi trường số, gồm có: cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp du lịch, điểm đến và khách du lịch.
Trong hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước, hoạt động chuyển đổi số diễn ra tập trung vào số hóa dữ liệu, phát triển các công cụ tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ việc ra quyết định và hoạch định chính sách. Các cơ sở dữ liệu số ngành du lịch được hình thành cùng với hệ thống dashboard phân tích dữ liệu.
Ngoài ra, một hệ thống truyền thông số đa kênh như website, mạng xã hội, hệ thống thư điện tử, hệ thống điểm tin du lịch hàng ngày... đã hỗ trợ đắc lực cho việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách phát triển du lịch.
Theo ông Thành, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nguồn lực hạn chế. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp, các sản phẩm công nghệ của Tổng cục Du lịch được thiết kế theo hướng hình thành nền tảng số dùng chung, giúp các doanh nghiệp có cơ hội khai thác thông tin, tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh. Trong đó, tiêu biểu là ứng dụng Ứng dụng Hướng dẫn Du lịch Việt Nam phục vụ các doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên; Trang vàng Du lịch Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ và kết nối với khách du lịch.
Bên cạnh đó, là Hệ thống vé điện tử dành cho các điểm đến; Máy bán hàng tự động (như máy bán nước, thuê xe tự động, máy bán vé tự động,…); các công cụ thanh toán điện tử…
Và để thúc đẩy chuyển đổi số ngành du lịch, ông Nguyễn Đức Thành đề xuất, cần đẩy mạnh truyền thông về áp dụng các sản phẩm chuyển đổi số. Bởi theo ông Thành, qua một thời gian triển khai và vận hành, những lợi ích trong chuyển đổi số dần hiện hữu không còn là lý thuyết.
Đồng thời, ông Thành cũng kiến nghị, cần tập trung vào đào tạo, tạo việc làm, bởi tương lai của du lịch tập trung vào chuyển đổi số, các công việc du lịch sẽ đòi hỏi các kỹ năng kỹ thuật cụ thể để thực hiện và quản lý hiệu quả các dịch vụ du lịch thông minh. Tác động xã hội lớn nhất của chuyển đổi số trong du lịch có thể là đối với lực lượng lao động của ngành, lực lượng này chiếm 1/10 việc làm trên quy mô toàn cầu.
Tại diễn đàn, ông Daika Ginz - Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hệ sinh thái Uniworld cho rằng, ngành du lịch là ngành có thể tận dụng tối ưu sự ưu việt của những cơ sở hạ tầng Blockchain. Ví dụ, khi sử dụng cơ sở dữ liệu Blockchain, việc thay đổi thông tin trên cơ sở dữ liệu được xác minh dựa trên cơ chế đồng thuận của hệ thống, giúp tránh được sự xâm nhập của Hackers, hạn chế rủi ro về sai lệch thông tin, đơn giản hóa quy trình và tối ưu chi phí quản trị vận hành.
AI đã hiện diện trong những hệ thống, hạ tầng quản trị thông minh, nhằm chống gian lận hay giúp hiểu hành vi để tương tác, gợi ý với người dùng. Đặc biệt, những hệ thống được đồng bộ hoá nhờ công nghệ AI đã giúp nâng cao đáng kể trải nghiệm người dùng tại các quốc gia đã phát triển như Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ…
Dẫn chứng từ thực tế, ông thông tin: Hãng hàng không quốc gia của Pháp - Air France đã sử dụng hạ tầng công nghệ Blockchain để phát triển và thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử có tên là ICC AOKpass. Ứng dụng này cho phép người dùng hiển thị kết quả âm tính Covid-19 trên điện thoại di động...
"Ngành du lịch cần nâng cao hạ tầng công nghệ để đáp ứng cho phiên bản kế tiếp của internet - vũ trụ ảo (metaverse). Việc ngành du lịch hiện diện trong vũ trụ ảo sẽ là bước tiến đột phá, đón đầu xu thế nhân loại. Quá trình hiện thực đòi hỏi ngành du lịch cần nghiêm túc, quyết liệt và tính toán kỹ lưỡng trong việc đầu tư nguồn lực và đổi mới hạ tầng. Chúng ta đang ở trong thời kỳ chuyển mình của nền công nghệ nhân loại. Định hướng chuẩn, thái độ đúng và tư duy tích cực sẽ giúp chúng ta trở thành những người tiên phong", ông Daika Ginz nhận định.
Minh chứng cho những lợi ích trong chuyển đổi số đã dần hiện hữu mà không còn là lý thuyết, ông Phạm Đình Huỳnh - Chủ tịch HĐQT Đại Nam Sơn Group chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy công nghệ hình ảnh ứng dụng là một trong những chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa chuyển đổi số.
Và việc áp dụng và ứng dụng với thực tế doanh nghiệp rất hiệu quả , khi đại dịch diễn ra và diễn biến phức tạp với việc sử dụng công nghệ hình ảnh ứng dụng chúng tôi vẫn triển khai các dự án và đi khảo sát các dự án một cách bình thường.
Thay vì theo cách truyền thống chúng tôi phải mất từ 15 ngày đến vài tháng để khảo sát toàn bộ dự án. Thì bây giờ ngay tại Văn phòng một tuần chúng tôi có thể thẩm định được từ 2 đến 3 dự án vô cùng chân thực và đầy đủ thông tin”...
Diễn ra khẩn trương và tích cực, tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", các đại biểu cũng đề cập đến một vấn đề cấp thiết của ngành du lịch, đó là phải đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, tại đây, chương trình "Bình chọn Doanh nghiệp du lịch tiêu biểu 2022" cũng đã được phát động.
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.