Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh: Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để tiến tới mở cửa toàn bộ du lịch quốc tế
Sáng ngày 21/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Báo Tuổi trẻ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn. Chương trình nằm trong chuỗi truyền thông, sự kiện của Diễn đàn “Du lịch Việt Nam: Mở cửa an toàn” kéo dài từ tháng 11/2021 đến tháng 6/2022 do báo Tuổi Trẻ khởi xướng tổ chức.
Tham dự tọa đàm có ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Bùi Quốc Thái - Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang; ông Đỗ Xuân Quang - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air; bà Lê Thị Thu Trang - Tổng Giám đốc Công ty Vinpearl Discovery & VinOasis; ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ; lãnh đạo một số Vụ chức năng thuộc Tổng cục Du lịch.
Ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ cho biết, sự kiện đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc vào ngày 20/11 là cơ sở để tin tưởng du lịch mở cửa trở lại, đặc biệt khi vắc-xin được phủ diện rộng và trên thế giới đã có thuốc đặc trị chữa bệnh. Những diễn biến này đem đến hi vọng hồi phục kinh tế thế giới trong năm 2022, trong đó có ngành du lịch Việt Nam.
Ông Trung hi vọng, buổi tọa đàm sẽ là diễn đàn để cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch, hàng không đề xuất góp ý để mở rộng cửa đón khách du lịch một cách tự tin, an toàn và hiệu quả.
Các doanh nghiệp đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón và phục vụ khách du lịch quốc tế
Là đơn vị hàng không tiên phong đón khách quốc tế đến Phú Quốc, ông Đỗ Xuân Quang - Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air chia sẻ, trong bối cảnh ngành hàng không đang chịu những tác động rất lớn của dịch bệnh, Vietjet luôn chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi, sẵn sàng các tình huống diễn ra. Bên cạnh đó, Vietjet cũng có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho du khách, tạo cảm giác thoải mái cho du khách trên những chuyến bay của Vietjet. Chính vì vậy, Vietjet luôn tự tin trong việc đưa đón khách quốc tế và nội địa, đồng thời cũng xây dựng những gói du lịch trọn gói để phục vụ du khách.
Từ giờ đến cuối năm, Vietjet sẽ có khoảng 25-30 chuyến bay đưa khách đến Phú Quốc từ các thị trường khách trọng điểm, tiếp đó sẽ mở rộng đưa khách đến các địa phương khác như Nha Trang, Đà Nẵng…
Chia sẻ về các dịch vụ đẳng cấp phục vụ du khách, bà Lê Thị Thu Trang - Tổng Giám đốc Công ty Vinpearl Discovery & VinOasis cho biết, Vinpearl hiện đang sở hữu 3 quần thể quy mô bậc nhất Đông Nam Á ở Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng - Nam Hội An với mô hình khép kín “một điểm đến mọi nhu cầu - one stop destination”, mang đến những kỳ nghỉ trọn vẹn ngay trong nội khu, với chuỗi trải nghiệm đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, tiếp cận những xu hướng thịnh hành trên thế giới…
Xuyên suốt giai đoạn vừa qua, Vinpearl vẫn giữ kết nối thông suốt với hệ thống đối tác du lịch - lữ hành trong nước và quốc tế tại các thị trường: Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc… và tìm kiếm cơ hội thúc đẩy và hỗ trợ để có phương án tổ chức đón khách từ các thị trường này đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinpearl đã có thỏa thuận hợp tác chiến lược bền vững với các hãng hàng không trong nước gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airway.
Là một trong những đơn vị doanh nghiệp lữ hành có kinh nghiệm đưa đón khách quốc tế, ông Trương Đức Hùng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), phía doanh nghiệp cũng đã tái khởi động với nhiều chương trình du lịch nội thành phục vụ dòng khách thương mại đi du lịch tại các “vùng xanh” du lịch tại các tuyến điểm khác trên toàn quốc, trong đó có các tuyến điểm tại Phú Quốc, Kiên Giang theo các tiêu chí an toàn thích ứng với dịch Covid-19.
Các sản phẩm tour du lịch do Saigontourist cung cấp hiện nay được tổ chức theo đoàn, mô hình khép kín, khách chủ yếu trải nghiệm không gian sinh thái thông thoáng, thưởng thức ẩm thực đặc sắc bản địa kết hợp nghỉ dưỡng, phục hồi, tăng cường sức khỏe.
Mở rộng các địa phương đón khách quốc tế, tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông
Về lộ trình mở cửa, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết, đối với thị trường quốc tế, Tổng cục Du lịch đã tham mưu để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Phạm vi áp dụng sẽ được mở rộng vào đầu năm 2022, các địa phương chủ động đề xuất và đáp ứng đủ điều kiện sẽ được xem xét cho phép đón khách du lịch quốc tế.
“Ngay 5 địa phương được lựa chọn thí điểm cũng sẽ tự tính toán hiệu quả đón khách, chủ động công khai các điểm đến, dịch vụ trên cơ sở đó các doanh nghiệp du lịch lữ hành cho ra sản phẩm, tăng thêm trải nghiệm cho du khách”, ông Phương nói.
Nhấn mạnh vai trò của hoạt động truyền thông, ông Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết, Tổng cục Du lịch đã xây dựng kế hoạch truyền thông mở cửa đón khách quốc tế với chủ đề “Live fully in Vietnam” gồm 15 nhóm hoạt động. Tổng cục Du lịch cũng đã chủ động kết nối với các hãng truyền thông quốc tế, làm việc với các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài để đẩy mạnh kế hoạch truyền thông, đảm bảo thông tin luôn được cập nhật đến với bạn bè quốc tế.
Năm 2022, Tổng cục Du lịch sẽ tổ chức gian hàng du lịch Việt Nam tại các hội chợ quốc tế lớn, kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức các roadshow quảng bá du lịch Việt Nam…
Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách, tiến tới mở cửa toàn bộ du lịch quốc tế
Đánh giá cao ý tưởng tổ chức buổi tọa đàm của báo Tuổi trẻ, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh khẳng định trong quá trình mở cửa quốc tế, phục hồi du lịch không thể thiếu công tác truyền thông. Các đơn vị báo chí truyền thông sẽ là cầu nối để lan tỏa thông tin và hình ảnh du lịch Việt Nam rộng rãi hơn.
Tổng cục trưởng nhấn mạnh, sự kiện đón khách quốc tế đến Phú Quốc là một tín hiệu đầy hứng khởi cho ngành Du lịch Việt Nam, chứng minh rằng trong thời điểm hiện tại, mở cửa du lịch là một nhiệm vụ cấp bách, tiến tới mở cửa toàn bộ du lịch quốc tế. Sự kiện không thể thành công nếu thiếu sự chung tay, kết nối của các doanh nghiệp lữ hành, hàng không, lưu trú, dịch vụ... Và cũng không thể phủ nhận sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam với khách du lịch quốc tế. Đây cũng chính là những tiền đề để Chính phủ xem xét mở rộng du lịch quốc tế hơn nữa.
An toàn là yếu tố tiên quyết trong hoạt động mở cửa đón khách quốc tế. Để làm được điều này, Tổng cục trưởng đề nghị các địa phương cần triển khai hiệu quả Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là khuôn khổ căn cứ pháp lý quan trọng để các địa phương và doanh nghiệp mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động đón khách.
Tổng cục trưởng nhấn mạnh, để mở cửa an toàn hiệu quả cần thiết phải có đủ 4 yếu tố: vắc-xin, 5K, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Các địa phương và doanh nghiệp cần đảm bảo an toàn tại các điểm đến, khu du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường công tác thông tin truyền thông nâng cao ý thức của người dân địa phương, khách du lịch và xúc tiến đến các thị trường mục tiêu.
Tổng cục trưởng đề nghị các địa phương trong thực tế triển khai hướng dẫn tạm thời 3862 cần phối hợp để thống nhất hành động, tạo sự bứt phá. Doanh nghiệp cần liên kết về thị trường, sản phẩm, xúc tiến, quảng bá. Với sự vào cuộc hết sức quyết liệt của doanh nghiệp, địa phương, Tổng cục trưởng kỳ vọng du lịch Việt Nam phục hồi nhanh chóng và vươn mình mạnh mẽ trong thời gian tới để trở thành điểm đến hấp dẫn du khách đến và cảm nhận sống trọn vẹn tại Việt Nam.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.