Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
Những lợi thế để phát triển du lịch golf
Tại buổi tọa đàm “Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế” được tổ chức tại FLC Hạ Long, Quảng Ninh, khi đánh giá về tiềm năng của du lịch golf nói chung và du lịch golf tại Việt Nam nói riêng, ông Hà Văn Siêu - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng Việt Nam đang có một tiềm năng vô cùng to lớn và tiềm năng này đang được sự tiếp nhận của thế giới qua những giải thưởng.
“Rõ ràng trước dịch chúng ta đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh. Còn sau dịch, chúng ta càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất”, ông Siêu nói với diễn giải rằng khách du lịch golf là khách hạng sang, ít tiếp xúc, chi tiêu nhiều, và có thể chất khỏe mạnh...
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng tin tưởng sau Covid - 19, du lịch nội địa và quốc tế sẽ mở lại trong nay mai, đặc biệt nếu Việt Nam được bao phủ hết vaccine thì không còn quá e ngại.
“Tôi tin rằng du lịch của chúng ta sẽ phục hồi nhanh chóng”, ông Siêu nhấn mạnh.
Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Văn Linh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam đánh giá tiềm năng du lịch golf Việt Nam rất lớn vì sự đa dạng.
Theo ông Linh, trước hết là vị trí địa lý, các đường bay từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN rất thuận tiện. Đây là những nơi mùa đông họ không thể chơi golf, bay đến Việt Nam chỉ 4 - 5 giờ. Còn khách châu Âu có thể đến Việt Nam quanh năm.
Tiếp theo là tiềm năng về văn hoá. Người Việt Nam dịu dàng, các caddie trên sân luôn nở nụ cười. Tiềm năng thứ 3 về ẩm thực, tiềm năng về hạ tầng sân golf ít nơi có được.
“Tôi từng đi nhận giải thưởng điểm đến du lịch golf tốt nhất thế giới tại Saudi Arabia. Tại Gala gặp gỡ golfer, người tham gia vỗ tay tán dương khi Việt Nam được xướng tên trong lễ nhận giải. Năm 2009, ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, các khách mời cũng trao đổi với tôi, thể hiện sự đặc biệt mong muốn sang đánh golf ở Việt Nam”, ông Linh kể.
Và theo ông Linh, nhu cầu chơi golf rất lớn, tiềm năng của Việt Nam rất lớn. Ở Bắc Giang hiện tại có 1 sân và sắp tới sẽ có 1 sân nữa; năm 2015, mới có 20 golfer nhưng đến nay có 500 golfer.Hay ở một ví dụ điển hình, hiện tại ở Việt Nam có 400 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động, vì thế số lượng người chơi rất đông đảo và tiềm năng…
Cũng tại toạ đàm, ông Lê Hùng Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam cho biết những người tới Việt Nam chơi golf không chỉ có khách du lịch mà còn cả thương gia ở các nước, ngoài ra, còn có các golf thủ đỉnh cao. FLC từng đón nhiều đoán khách tới lưu trú, tập golf trong vài tháng.
Nhìn ở góc độ của một golf thủ, ông Lê Hùng Nam cho rằng các golf thủ đều có cùng đam mê, muốn trải nghiệm, thực hiện thử thách mới, càng thách thức bao nhiêu thì sức hấp dẫn càng lớn. Thái Lan là điểm đến chơi golf của Đông Nam Á với lượng khách du lịch tới đây chơi golf chiếm 9% trong tổng lượng du khách mỗi năm.
Tại Việt Nam thì lượng người chơi golf rất thấp, chỉ 1% nhưng ông Nam tin con số này sẽ tăng lên trong những năm tới bởi Việt Nam từng là điểm đến golf châu Á trong 5 năm liên tiếp. Ông cho biết lượng người chơi golf trên thế giới vào khoảng 60 triệu người, do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những du khách tới đây chơi golf.
Đánh giá về thị trường golf Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc VGS Media - Golf News cho biết, năm 2019 - 2020, số lượng người chơi golf thống kê được vào khoảng 26.000 người. Năm 2021, con số này tăng lên đạt 51.000 người. Tỷ lệ người chơi golf, tiếp cận golf tăng nhanh.
"Con số này chỉ chiếm khoảng 90% con số thực tế và sẽ còn tăng trưởng ngày càng tốt khi chúng ta mở cửa đón khách du lịch", ông Minh phát biểu tại toạ đàm.
Cũng theo ông Minh, golf là môn được tiếp cận nhiều và chơi nhiều trong thời gian giãn cách. Chỉ với khoảng không gian 4 - 5 m2, mỗi người cũng có thể tự mình chơi. Người có điều kiện hơn có thể lắp màn 3D có thể trải nghiệm nhiều sân golf đỉnh cao trên thế giới.
Theo đại diện VGS Media - Golf News, thời gian giãn cách, số lượng sân golf 3D ở Hà Nội mở ra ngày càng nhiều. Người học golf trong giai đoạn này cũng tăng. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành golf.
Về việc thu hút và hấp dẫn hơn cho ngành này trong thời gian tới, ông Minh cho biết, cần sự kết hợp của các cơ quan, ban ngành với những chính sách phù hợp dành cho sân golf và người chơi, đặc biệt là làm sao để chi phí golf thấp hơn để thu hút số lượng người chơi, từ đó kéo theo du lịch golf phát triển.
Cũng tại buổi toạ đàm, Nhà báo Nguyễn Nam Giang, Nhà sáng lập trang GolfEdit, BLV kênh On Golf/VTVcab cho biết trong bối cảnh đón khách quốc tế, tiềm năng du lịch golf là rất lớn.
Theo nhà báo Nam Giang, Hàn Quốc là một trong các quốc gia mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều điều. Họ mất 2 -3 thập kỷ và có những con người dẫn dắt để có được thành công như ngày hôm nay trong hoạt động chơi golf. Số lượng người chơi golf tại Hàn Quốc hiện là hơn 8 triệu, rất đông so với Việt Nam. Số lượng sân golf là hơn 500.
Tuy nhiên, anh Nam Giang nhận thấy dù số lượng người chơi golf ở Việt Nam không nhiều nhưng số lượng sân golf ở Việt Nam đang tăng lên, hiện tại là khoảng 50 sân golf.
Nhà sáng lập trang GolfEdit mong trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn khi có các tour du lịch golf. Anh cho rằng giải đấu sẽ là một trong những hình thức thu hút được khách du lịch và các đơn vị lữ hành.
Vấn đề nằm ở đâu?
Ông Nguyễn Hữu Thuỷ, Phó chủ tịch Hội Golf Việt Nam, Chủ tịch Hội Golf Quảng Ninh cho biết, Việt Nam đang có lợi thế khi được bình chọn là điểm golf tốt nhất thế giới.
"Tôi quan tâm và muốn chia sẻ làm thế nào để chúng ta biến lợi thế biến thành hiệu quả", ông Thuỷ nói tại toạ đàm.
Hiện nay, Việt Nam có 100.000 người chơi golf, 100 sân golf đang hoạt động, riêng Quảng Ninh có 3 sân golf ở vị trí đắc địa nhất là Tuần Châu, FLC Hạ Long và sân Vĩnh Thuận (Móng Cái), có thể gọi là điểm đến các golf thủ muốn chinh phục nhiều lần.
Để tạo sức hút cho ngành này, ông Thuỷ có đề xuất những giải pháp như sau, ví dụ như Quảng Ninh có nhiều lợi thế, đặc biệt du lịch golf. Những người chơi golf có điều kiện kinh tế, thời gian và có tuổi để đi cùng gia đình, người thân.
Ở Quảng Ninh có thể đến Quang Hanh, du lịch tâm linh và du thuyền hay còn gọi là miền đất hứa của du lịch. Để tạo ra sức hút thì thứ nhất mức giá của tour golf phải phù hợp nhất, so với mặt bằng chung của Đông Nam Á bằng hoặc thấp hơn.
Ông Thuỷ đưa ví dụ đoàn khách Canada chuyển hướng sang Thái Lan vì chuyến bay dễ hơn, chi phí hợp lý hơn, thủ tục dễ hơn.
Vì thế, ông Thuỷ cho rằng cần phải tăng thêm dịch vụ cho khách lựa chọn như chơi golf kết hợp du lịch tâm linh, khám phá. Đồng thời, liên quan đến chế độ mở cửa, khách có thể liên hệ một đơn vị như Hiệp hội Golf Việt Nam, sân golf FLC Hạ Long là có đầy đủ lựa chọn dịch vụ.
Ngoài ra, ông Thuỷ cho rằng cần nâng cao chất lượng dịch vụ ở cơ sở hạ tầng, nhân viên thân thiện nhưng ngoại ngữ cũng phải tốt. Cơ sở dịch vụ tốt nhưng thu hút khách thường xuyên không nhiều, đây là điều anh Đỗ Việt Hùng cần suy nghĩ thêm.
Vị Phó chủ tịch Hội Golf Việt Nam cũng đề xuất Tổng cục Du lịch có hỗ trợ du khách về mặt pháp lý, thủ tục xét nghiệm Covid-19, check-in và check-out khách sạn, nhà hàng.
Cuối cùng, ông Thuỷ cho rằng Việt Nam có rất nhiều giải golf hoành tráng, một năm hiệp hội tổ chức cả chục giải, nên kết hợp để mời khách quốc tế tới đây, quảng bá và phát huy thế mạnh.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Vietfoot Travel đặt vấn đề: Việt Nam đang có lợi thế rất nhiều khi sân golf của chúng ta rất đẹp. Vậy tại sao đến hiện tại du lịch golf của chúng ta chưa thực sự phát triển mạnh?
"Việt Nam có đến 32 sân golf tiêu chuẩn quốc tế 5 sao không gian đẹp với 6.000 km đường bờ biển. Chúng ta cần tận dụng điều đó để phát triển so với các nước Thái Lan, Malaysia...", ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, đại diện Vietfoot Travel cũng chia sẻ một số hạn chế như chưa có chính sách để tạo điều kiện phát triển golf chuyên nghiệp. Thứ 2 là chưa có đơn vị nào vào cuộc để có tour trọn gói cho du khách từ Hàn Quốc, Nhật Bản trong khi đó ở Thái Lan, Malaysia đã có tour trọn gói giá tốt, nhờ sự vào cuộc từ Chính phủ, hệ thống cung ứng khách sạn, nhà hàng, đơn vị lữ hành.
"Chúng tôi đang bàn thảo để gói giá cạnh tranh và sớm có những chuyến bay charter để đón khách Nhật, khi họ mở cửa trở lại", ông Nghĩa bày tỏ.
Liên quan đến chính sách và sản phẩm tốt hơn để hút khách, ông Nguyễn Anh Chiến - Phụ trách Ban Điện tử Báo Thể thao Việt Nam cho biết, golfer là đối tượng khách có điều kiện kinh tế tốt, họ quan tâm đến sản phẩm tốt, đặc biệt là ở Việt Nam có hơn 6.000 km bờ biển, theo đó là hàng loạt sân golf Hạ Long, Quảng Bình, Quy Nhơn hình thành dọc theo đó.
Trong giải pháp để du lịch golf hấp dẫn hơn, ông Chiến đánh giá cao bước đi của tập đoàn FLC khi tổ chức giải đấu hấp dẫn kéo dài cả tuần, thu hút hàng nghìn người chơi. Trong đó có giải thưởng 4 xe Mercedes, kích thích nhu cầu chơi golf. Sản phẩm du lịch đi kèm là nghỉ dưỡng trong phòng 5 sao, nhà hàng, spa ngay trong quần thể để họ có thể đi cùng gia đình.
Tương tác với một số ý kiến tại tọa đàm, ông Đỗ Việt Hùng, Phó tổng giám đốc FLC kiêm Tổng giám đốc FLC Biscom nêu quan điểm:
“Hiện tại, với cộng đồng, golf vẫn được coi là môn quý tộc, môn nhà giàu. Theo tôi, cái nhìn của xã hội với golf chưa thực sự công bằng. Tôi muốn chia sẻ về sự phát triển của golf đóng góp cho sự đi lên của kinh tế xã hội”.Ở Nhật, có 2.227 sân golf.
Cuối năm 2019, FLC tổ chức golf show tại Nhật Bản, có ký kết với đơn vị quản lý 250 sân golf về chuyển giao công nghệ, đào tạo. Khi đó, FLC muốn đưa caddie Việt Nam sang Nhật. Tại đây, caddie thường 50-60 tuổi.
Theo ông Hùng, Việt Nam còn dư địa phát triển lớn về golf. Kinh tế golf trong khu vực đóng góp lớn cho nền kinh tế chung. Các golfer ngoài việc chi trả cho dịch vụ, họ cũng là các doanh nhân luôn cũng tìm kiếm những đối tác, cơ hội làm ăn khi đến chơi golf.
Đây là cơ hội để phát triển kinh tế, cơ hội mới, bên cạnh kinh doanh du lịch.Ngoài ra, hiện tại, cộng đồng kiều bào Việt Nam ở nước ngoài ở châu Âu, Australia, Mỹ tổ chức tour golf hàng năm cũng có nhu cầu về nước chơi golf.Đây là kênh giao thương rất tốt, bởi họ đều là doanh nhân Việt kiều rất thành công, đem đến nhiều cơ hội kết nối cơ sở về golf, du lịch.
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.