Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".
Chiều 18/2, tại buổi tọa đàm du lịch với chủ đề “Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam” diễn ra tại FLC Quy Nhơn, Bình Định, các đại biểu đại đã tập trung phân tích các yếu tố như bối cảnh và thời cơ cũng như nguồn lực.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang nhấn mạnh tọa đàm "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam" có ý nghĩa thiết thực với cơ quan nhà nước, sớm thống nhất chủ trương để đưa ngành kinh tế du lịch sớm phục hồi, tạo nền tảng phục hồi và phát triển KT-XH. Trong đó, việc mở cửa phát triển kinh tế gắn với đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội là bài toán cần lời giải của các cơ quan quản lý nhà nước.
"Phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn"
Tại buổi toạ đàm, trả lời câu hỏi về nhu cầu cấp thiết trong việc sớm mở cửa quốc tế một cách toàn diện đối với ngành du lịch, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, đến thời điểm hiện tại, Chính phủ mới quyết định đến 15/3 sẽ mở cửa toàn diện du lịch nhưng lộ trình, giải pháp cụ thể vẫn chưa rõ ràng, cho nên tọa đàm hôm nay sẽ bàn thảo cụ thể hơn về lộ trình mở cửa du lịch toàn diện, an toàn, đặc biệt đối với thị trường quốc tế trong giai đoạn tới cũng như các địa phương và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đón sóng du lịch quốc tế.
"Mở cửa du lịch là rất cấp thiết. Du lịch mở cửa sẽ kéo theo sự mở cửa của nhiều ngành nghề khác. Không chỉ ở Việt Nam khi ngành du lịch bị ảnh hưởng thì các ngành khác cũng bị ảnh hưởng mà ở nhiều nước trên thế giới cũng vậy", ông Bình đặt vấn đề.
Trong bối cảnh đó, được sự ủng hộ của các bộ, các địa phương, doanh nghiệp, Chính phủ đã rất nhanh chóng đưa ra quyết định mở cửa lại hoạt động du lịch. Điều này thể hiện sự lắng nghe người dân, doanh nghiệp của Chính phủ.
"Khi Chính phủ đã đồng ý chúng ta phải làm thế nào để mở cửa thật nhanh. Tất nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nhìn ở góc độ chung thế giới cũng đã bàn rất kỹ, quyết định mở cửa Việt Nam cũng nên thế", ông Bình nêu quan điểm.
Ông Bình nói thêm: "Chúng ta mở cửa và cũng tự tin với quyết định mở cửa của Chính phủ, tự tin với nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, với hình ảnh Việt Nam đã được lan tỏa trong cộng đồng quốc tế. Ngay trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chúng ta đã thấy lượng người dân đi du lịch hùng hậu, với hơn 6 triệu lượt khách chỉ trong vỏn vẹn 9 ngày nghỉ. Điều này cho thấy, người dân đã sẵn sàng hưởng ứng. Đó là lợi thế.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chúng ta còn có nhược điểm là có nhiều điểm còn chưa nhạy bén như việc quyết tâm mở cửa. Chúng ta rất thận trọng khi phát ngôn, tuyên bố mở cửa. Nếu Chính phủ không thể hiện quyết tâm mở cửa thì người dân không thể theo.
Mặt yếu nữa là thiếu nhất quán trong các chính sách giữa các địa phương, như các chính sách cách ly đối với người dân, chính sách xuất nhập cảnh của khách du lịch.
Tới thời điểm này, trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn. Chúng ta phải làm mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn".
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Định bày tỏ, mở cửa từ 15/3 là thời điểm thuận lợi cho du lịch, trong bối cảnh bình thường mới và Việt Nam đã đạt độ phủ vaccine cao. "Bình Định đã sẵn sàng đón khách với các sản phẩm chau chuốt, đặc sắc, mang tính riêng biệt của địa phương", ông Vũ nói.
Ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định cho biết, đợt nghỉ Tết nguyên đán vừa qua lượng khách du lịch đến địa bàn tỉnh tăng rất nhanh, chỉ trong 7 ngày Tết, tỉnh đón gần 160.000 lượt khách, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Đỗ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn FLC cho biết, thông tin Chính phủ đồng ý với đề xuất mở cửa du lịch từ 15/3 là tín hiệu tích cực cho các địa phương và doanh nghiệp du lịch phục hồi toàn diện.
Đại diện FLC cho biết tình hình đón khách trong 3 tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 tương đối khả quan. Chỉ trong vài ngày Tết Nguyên đán, toàn bộ quần thể của FLC Quy Nhơn đã đón 10.000 khách. Bên cạnh đó, hệ thống sân golf của FLC trong những ngày cuối năm 2021 cũng đã hoạt động hết công suất.
Cũng tại toạ đàm, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho biết các quy định mở cửa từ 15/3 sẽ linh hoạt hơn, khách du lịch có thể lựa chọn xét nghiệm âm tính bằng PCR có giá trị 72 giờ hoặc xét nghiệm nhanh có giá trị 24 giờ. Khi hạ cánh xuống sân bay, khách không phải xét nghiệm tại sân bay mà về xét nghiệm tại cơ sở lưu trú đã đăng ký. Du khách quốc tế sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được tham gia các hoạt động du lịch và tuân thủ các quy định phòng chống dịch như điều kiện của khách nội địa. "Điều này tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và khách du lịch".
Ông Phương cho biết, theo phương án mở cửa từ 15/3 sẽ đón khách ở các cửa khẩu cả hàng không, đường bộ và đường biển. Tất cả các địa phương trên cả nước cũng sẽ được mở cửa đón khách. Điều kiện đón khách du lịch sẽ bám sát vào tiêu chuẩn về phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Về vấn đề thị thực, Bộ VHTTDL và các bộ ngành liên quan đang báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách về thị thực cho khách du lịch như thời điểm trước dịch, bao gồm cấp thị thực điện tử, miễn thị thực đơn phương và miễn thị thực song phương.
Chuẩn bị sẵn sàng và tìm giải pháp phục hồi
Ông Đỗ Việt Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC cho biết về bài toán nhân sự, hệ thống quần thể FLC chủ động chuẩn bị nhân lực ngay từ trong giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong năm 2022, tập đoàn dự kiến tuyển dụng 2.000 - 4.000 nhân sự, 15% là cán bộ cấp cao, chuyên gia nước ngoài cho hãng Bamboo Airways. Đơn vị cũng có trung tâm đào tạo phi công và tiếp viên đi vào hoạt động trong tháng 5, tháng 6. "Những nỗ lực ấy nhằm đón đầu khách quốc tế đến bằng đường hàng không. FLC cũng đẩy mạnh tiêm chủng cho nhân viên mũi 2, mũi 3 nên rất tự tin đón khách quốc tế", ông Hùng nói.
Theo ông Mai Đình Toàn, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways, hãng bay có thuận lợi là nằm trong hệ sinh thái tập đoàn FLC hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng. "2 năm qua chúng tôi tìm các phương án ứng phó thích ứng linh hoạt, vừa chống dịch vừa hoạt động kinh tế. Chúng tôi tiếp tục duy trì tàu bay, nghiên cứu phát triển các đường bay mới như đi Côn Đảo, Điện Biên Phủ", ông Toàn nói.
Song song đó, doanh nghiệp cũng có kế hoạch mở rộng mạng bay từ khắp các nơi về tới Bình Định. Về du lịch quốc tế, hãng cũng mở thêm đường bay tới Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu. Những nỗ lực giúp doanh nghiệp sẵn sàng bắt nhịp với những chính sách mới của cơ quan quản lý.
Về sản phẩm du lịch, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhấn mạnh sản phẩm vốn là cái gốc của du lịch. "Sản phẩm sau Covid-19 phải khác trước Covid-19, không theo phong trào mà phải dựa trên bản chất, sự hấp dẫn, phải là sản phẩm mới", ông nói. Cần chú ý thêm tới các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ, liên quan đến thể thao như golf, chạy marathon.
Ông Bình cho biết Hiệp hội du lịch Việt Nam sắp tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế VITM từ 31/3, đánh dấu thời điểm du lịch Việt Nam trở lại hoạt động, thu hút các địa phương, doanh nghiệp tham gia, giới thiệu sản phẩm.
Các đại biểu doanh nghiệp tham dự như ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, bà Hoàng Thị Liên, Tổng giám đốc F5 Travel đề xuất đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá tới các thị trường mục tiêu, tăng cường định vị thương hiệu du lịch Việt Nam, thu hút những người nổi tiếng tới quảng bá du lịch.
Du lịch có sức bật nhanh chóng nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng
Đánh giá cao sáng kiến của UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn FLC tổ chức tọa đàm “Mở cửa an toàn: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam”, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh với chương trình tiêm chủng quốc gia lớn nhất đã và đang được triển khai, ngành du lịch có những điều kiện rất thuận lợi tái khởi động.
Đưa ra những con số từ những hoạt động du lịch nội địa và thí điểm đón khách quốc tế, ông Khánh khẳng định: "Điều đó chứng tỏ du lịch có sức bật rất nhanh chóng nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng".
Để mở cửa hoạt động du lịch khoa học, an toàn, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đề nghị toàn ngành cần tập trung vào những vấn đề chính gồm có:
Phát biểu tại toạ đàm, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nêu một số vấn đề cần chú ý: "Về đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng toàn quốc đang được triển khai mạnh, tỷ lệ bao phủ vaccine cao, nhưng vẫn phải lưu ý đến nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới, vấn đề chênh lệch về độ bao phủ vaccine giữa một số địa phương, giữa các độ tuổi khác nhau.
Đặc biệt, còn có sự chưa thống nhất về quy quy định kiểm soát an toàn giữa một vài địa phương. Để mở lại hoạt động du lịch hiệu quả, an toàn trong thời gian tới, việc đảm bảo tuân thủ thống nhất các quy định phòng chống dịch phải được các địa phương, doanh nghiệp du lịch quán triệt triển khai và được xem là nội dung ưu tiên hàng đầu trong hoạt động du lịch. Bộ VHTTDL sẽ cùng phối hợp với các bộ ngành liên quan có kế hoạch mở cửa du lịch một cách khoa học, an toàn, hiệu quả để áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Về kết nối giữa hàng không và du lịch, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế từ 15/2/2022. Các chuyến bay quốc tế thường lệ trở lại hoạt động như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để các hãng hàng không phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tăng cường khai thác các đường bay quốc tế kết nối các thị trường trọng điểm với các điểm đến du lịch tại Việt Nam.
Về tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trong bối cảnh bình thường mới, Việt Nam cần khôi phục các chính sách miễn thị thực đơn phương, song phương và cấp thị thực điện tử như thời điểm trước dịch. Tổng cục trưởng cho biết, Bộ VHTTDL đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả cuộc họp ngày 15/2/2022 về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chính sách thị thực cho khách nhập cảnh Việt Nam như đã thực hiện từ trước năm 2020.
Về công nhận hộ chiếu vaccine, đến nay, chưa có nhiều quốc gia công nhận Giấy chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam cho nên hoạt động đưa người Việt Nam du lịch nước ngoài sẽ gặp khó khăn. Trong thời gian tới, cần tiếp tục có những đề xuất đàm phán nhiều hơn để ngành du lịch Việt Nam có thể tiếp cận và khai thác nguồn khách dồi dào hơn, chất lượng hơn.
Về nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ sở vật chất, củng cố nhân lực du lịch, đây là một trong những vấn đề cốt lõi để tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Sau hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, phần lớn doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc đã đóng cửa, nguồn nhân lực du lịch suy giảm, nhân sự rời bỏ thị trường du lịch.
Do vậy, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để mở cửa lại hoạt động du lịch từ 15/3/2022. Tổng cục Du lịch cũng sẽ tiếp tục có những đề xuất kéo dài chính sách hỗ trợ liên quan đến tài chính, tín dụng… cho doanh nghiệp, người lao động trong ngành".
"Về cạnh tranh điểm đến, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu. Vừa qua, được sự hỗ trợ của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam 2021 cho 15 tỉnh, thành phố trong đó có Bình Định.
Tuy chưa phản ảnh hết mức độ canh tranh điểm đến của cả nước nhưng đã phần nào chỉ ra năng lực cạnh tranh của những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp, khu điểm du lịch tham khảo, nhìn nhận và có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch địa phương trong thời gian tới", ông Khánh chia sẻ.
Về xúc tiến quảng bá và thu hút thị trường khách, theo ông Khánh, các thông tin chính thức về mở cửa du lịch là rất quan trọng, là cơ sở để các địa phương, doanh nghiệp triển khai kết nối lại các hoạt động hợp tác, thương mại du lịch. Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL sẽ chuẩn bị các gói thông tin để truyền thông, quảng bá rộng rãi mở cửa du lịch Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết cơ quan này đang đẩy mạnh công tác số hóa điểm đến, xây dựng và triển khai đề án Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; tổ chức và tham gia các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài; quảng bá du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền thông quốc tế nổi tiếng như CNN, CNBC… hướng tới những thị trường cao cấp. Nghiên cứu, đề xuất về việc thành lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài; kết nối làm việc với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá thông tin du lịch Việt Nam mở cửa...
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?
Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...
Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.
Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.
Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.
Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.
Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.
Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.
Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.
6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.
5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.
Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.
'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.