{ "vars": { "account": "G-KD9XKT44DC" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần phát biểu của bà Julia Simpson, Chủ tịch - Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC):

Bà Julia Simpson, Chủ tịch - Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (WTTC). (Ảnh: Traveldailymedia).

Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới là một tổ chức đại diện cho ngành lữ hành và du lịch của khu vực tư nhân. Chúng tôi có khoảng 200 giám đốc điều hành của các công ty lớn bao gồm khách sạn, du thuyền, điều hành tour, hàng không, sân bay. Trong khoảng 30 năm qua, chúng tôi đã đánh giá tác động của lữ hành và du lịch tại 185 quốc gia thông qua nghiên cứu kinh tế hợp tác với Oxford Economics. Mục đích của chúng tôi là góp một tiếng nói cho lĩnh vực quan trọng này.

Lý do du lịch là một ngành quan trọng có thể thấy được khi nhìn vào giá trị kinh tế của ngành đối với nền kinh tế toàn cầu. Trước đại dịch, trong năm 2019 lữ hành và du lịch đã đóng góp 10,4% cho GDP toàn cầu, tương đương 9,17 nghìn tỷ USD. Khi đại dịch xảy ra, chúng ta đã chứng kiến gần 50% giá trị đó mất đi. Mặt khác, hãy nhìn vào các công việc du lịch được tuyển dụng. Năm 2019, cứ mười công việc trên khắp hành tinh lại có một công việc trong lĩnh vực lữ hành và du lịch, với tổng số 334 triệu người. Đại dịch COVID-19 đã khiến 62 triệu người mất việc làm.

Hiện nay, chúng tôi đang kêu gọi thực hiện năm biện pháp quan trọng để đảm bảo chúng ta có thể khôi phục du lịch quốc tế và đẩy nhanh sự phục hồi của lĩnh vực này, mang lại công việc và tiền bạc cho nền kinh tế của chúng ta. Năm biện pháp đơn giản đó là:

Thứ nhất, chúng tôi tin rằng cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế. Chúng ta cũng cần đơn giản hóa các thủ tục xét nghiệm.

Thứ hai, chúng ta cần phát triển và thực hiện các giải pháp kỹ thuật số cho phép mọi người chứng minh trạng thái COVID-19 của họ và nhập cảnh một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tôi thực sự nghĩ rằng đây có thể là cơ hội lớn để đơn giản hóa cách chúng ta đi du lịch. Cũng như chúng ta đi tàu có thể sử dụng mã QR hoặc vé QR, chúng ta cũng có thể làm điều tương tự với du lịch quốc tế.

Thứ ba, chúng tôi tin rằng điều quan trọng để có thể đi du lịch quốc tế là các vaccine đã được WHO hoặc Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) cấp phép phải được công nhận để đi du lịch. Nói cách khác, mặc dù AstraZeneca không được công nhận là vaccine ở Mỹ, nếu nó đã được WHO công nhận thì nó sẽ được áp dụng để đi du lịch. Đây cũng chính là trường hợp vừa xảy ra khi Mỹ mở cửa biên giới.

Thứ tư, quan trọng nhất, người đi du lịch hiện nay sẽ có mức yêu cầu rất cao đối với các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và sạch sẽ. Tại WTTC, chúng tôi đã cố gắng hỗ trợ việc này và ban hành Giao thức Du lịch An toàn WTTC, một hướng dẫn dễ sử dụng dành cho các điểm đến, khách sạn cũng như các tổ chức du lịch khác để đảm bảo dịch vụ và sản phẩm họ cung cấp đáp ứng được các giao thức cao nhất về sức khỏe và an toàn.

Cuối cùng, một điều mà tôi cho rằng rất quan trọng chính là công bằng về vaccine. Chúng ta vẫn còn 4 tỷ người trên toàn thế giới chưa có cơ hội tiêm vaccine, và cho đến khi tất cả chúng ta đều được tiêm phòng, chưa ai trong chúng ta được tiêm phòng một cách đúng đắn. Vì vậy, chúng tôi đã tham gia cùng với COVAX - một tổ chức của Liên hợp quốc trong UNICEF, để đảm bảo chúng ta có thể tiêm phòng cho toàn thế giới nhanh hơn thời gian 5 năm mà chúng ta đang dự kiến.

Sau đây là những con số dự báo mới nhất của chúng tôi cho ngành lữ hành và du lịch. Trước COVID-19, lĩnh vực du lịch và lữ hành đóng góp 9,17 nghìn tỷ USD vào GDP. Con số này đã bị giảm xuống một nửa, chỉ còn 4,7 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch trong năm 2020. Trong năm 2021 khi thế giới đã dần khôi phục, con số này dự kiến tăng khoảng 31% lên 6,1 nghìn tỷ USD, tuy nhiên chủ yếu tại các quốc gia có du lịch nội địa hoạt động mạnh mẽ. Năm 2022, với kịch bản tốt nhất, nếu các quốc gia có thể tuân thủ năm biện pháp mà chúng tôi đang kêu gọi, chúng ta có thể chưa phục hồi như mức 2019, nhưng có thể đạt từ 8 đến 8,6 nghìn tỷ USD đóng góp vào GDP.

Về việc làm, 62 triệu việc làm đã mất đi trong đại dịch, điều đó có nghĩa là một số người có thể không mua được đồ ăn cho gia đình họ, và chúng ta đều biết đại dịch có ảnh hưởng nặng nề hơn đối với các cộng đồng nghèo. Tuy nhiên, nếu chúng ta tuân thủ năm biện pháp của WTTC, đến năm 2022, với những kịch bản tốt nhất, chúng ta sẽ có 349 triệu việc làm trong lĩnh vực du lịch, cao hơn con số của 2019; ở kịch bản thấp hơn, ngành du lịch sẽ có 324 triệu việc làm.

Riêng với châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đều thấy tác động của việc đóng cửa biên giới đối với khu vực này, và so với các phần khác trên thế giới, các bạn cũng mới bắt đầu mở cửa gần đây. Năm 2019 ngành du lịch của châu Á-Thái Bình Dương trị giá 3,1 nghìn tỷ USD và có 185,1 triệu lao động du lịch. Đại dịch COVID-19 đã khiến giá trị của ngành du lịch giảm 54%, đồng thời làm mất đi 34 triệu việc làm. Thực tế, phần lớn việc làm được giữ lại đều thuộc lĩnh vực du lịch nội địa.

Nếu chúng ta dự báo về việc phục hồi tại châu Á, có thể thấy năm 2020 hoàn toàn là thảm họa, năm 2021 dự kiến đóng góp của du lịch cho GDP sẽ tăng khoảng 36% so với năm 2020. Số liệu dự kiến của 2021 là 1,9 nghìn tỷ USD vẫn còn kém rất nhiều so với con số 3,1 nghìn tỷ USD của năm 2019. Với kịch bản tuyệt vời nhất, năm 2022 con số này có thể đạt mức 2,6 đến 2,9 nghìn tỷ USD. Như vậy nghĩa là dù chúng ta phục hồi tốt trong năm 2022 và làm theo năm biện pháp của WTTC, tôi e rằng chúng ta vẫn chưa thể khôi phục như mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, việc phục hồi việc làm sẽ nhanh hơn, khi dự báo tới cuối năm 2022, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có từ 181,5 đến 198 triệu việc làm trong lĩnh vực du lịch và lữ hành, có thể cao hơn con số 185,1 triệu của năm 2019. Nhưng tôi phải nhắc lại, đây là trường hợp khi các nước duy trì mở cửa biên giới và cho phép những người đã tiêm đủ vaccine đi du lịch.

Nhìn chung, nếu xem xét tác động mà COVID-19 đã gây ra đối với nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta sẽ thấy mức độ phục hồi 36% trong năm 2021 phần lớn nhờ hoạt động du lịch nội địa, con số này đã vượt mức trung bình của toàn cầu là 30,7%. Chi tiêu du lịch quốc tế của khu vực trong năm 2020 đã giảm 74% tương đương 407 tỷ USD và dự kiến sẽ giảm tiếp 25% trong năm 2021, rất hiển nhiên vì phần lớn chỉ có chi tiêu du lịch nội địa.

Như chúng tôi đã nói, sự phục hồi hiện nay chủ yếu được dẫn dắt bởi thị trường nội địa, đó là lý do tại sao các chính phủ và nền kinh tế rất cần thiết phải khôi phục lại du lịch quốc tế. Tôi xin gửi một thông điệp đơn giản là hãy khiến mọi thứ đơn giản. Việc đơn giản hóa các quy định về du lịch quốc tế cần được ưu tiên và cũng cần được duy trì.

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 16:01

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 17:46

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 08:12

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
19/01/2022 09:34

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 15:00

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
12/01/2022 12:00

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 09:36

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 14:43

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
04/01/2022 07:00

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
03/01/2022 09:22

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
01/01/2022 14:46

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 09:26

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
01/01/2022 07:07

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 10:19

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 10:08

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 16:58

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 07:28

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 07:10

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.