{ "vars": { "account": "G-KD9XKT44DC" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần thứ 4 của bài "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023" của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV với nội dung liên quan đến Kinh nghiệm phục hồi du lịch:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

1. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1. Tổng quan ngành du lịch

1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2 NĂM QUA

Ảnh minh hoạ: Báo Nhân Dân.

Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm hỗ trợ phát triển ngành du lịch trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Một số chính sách hỗ trợ chính như sau:

- Thứ nhất, các các quốc gia trên thế giới hiện nay đều thực hiện lồng ghép chính sách hỗ trợ phục hồi ngành du lịch chung trong các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào 6 nội dung chính là: (i) Chính sách tài khóa (giãn, giảm thuế, phí, kích cầu, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng, cho vay trả lương...); (ii) Chính sách tiền tệ (giảm lãi suất; giãn, giảm lãi, phí, cơ cấu lại nợ, tín dụng ưu đãi...); (iii) Đào tạo, phát triển kỹ năng nghề nghiệp; (iv) Phát triển thị trường; (v) Xã hội hóa nguồn vốn; (vi) Kích cầu, khởi động lại ngành du lịch.

- Thứ hai, các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho ngành du lịch tập trung vào ba nội dung chính gồm: (i) Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giãn, hoãn thuế; miễn giảm lãi, thuế, phí; cho vay ưu đãi, bảo lãnh tín dụng...; (ii) Hỗ trợ người lao động thông qua phát tiền mặt, trợ cấp thất nghiệp, đào tạo...; (iii) Hỗ trợ ngành du lịch thông qua chương trình giảm giá, kích cầu du lịch.

Cụ thể như Thái Lan hỗ trợ phí bảo lãnh cho doanh nghiệp thành lập mới, Malaysia giãn nợ vay trong 6 tháng, miễn thuế dịch vụ trong 6 tháng, cung cấp 45 triệu USD cho các doanh nghiệp đào tạo nhân viên. Đối với người lao động, Malaysia cũng có chương trình hỗ trợ như trợ cấp lương hàng tháng từ 137–276 USD trong 3 tháng cho nhân viên để khuyến khích nhân viên tiếp tục làm việc; hỗ trợ 137 USD cho người lao động bị buộc phải nghỉ việc trong 6 tháng; miễn phí đào tạo trực tuyến cho nhân viên ngành du lịch. Malaysia cũng cung cấp 13 tỷ USD dưới hình thức phiếu giảm giá để kích cầu du lịch trong nước.

- Thứ ba, một số quốc gia đã xem xét mở cửa du lịch theo hai hướng là mở cửa toàn bộ hoặc từng bước. Tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia khá cởi mở trong mở cửa biên giới và gỡ bỏ hầu hết các hạn chế kiểm soát dịch COVID- 19.

Cụ thể:

• Thái Lan đã mở cửa du lịch cho du khách đã tiêm đủ 2 mũi vaccine từ 1/11/2021;

• Chính phủ Thái Lan đã mở rộng gói cứu trợ cho 19 hãng hàng không bị tổn thất bởi dịch bệnh; trong đó, 7 hãng hàng không địa phương được hưởng 14 tỷ Baht để duy trì hoạt động; 44 • Bộ Nội vụ Thái Lan phê duyệt đề xuất gia hạn thị thực cho du khách từ 56 quốc gia từ 30-45 ngày để thu hút du khách quốc tế;

• Kích cầu du lịch nội địa gồm: (i) Gói du lịch cho các bác sĩ, nhân viên y tế; (ii) Hỗ trợ chi phí khách sạn, nơi ở; (iii) Hỗ trợ chi phí đi lại.

• Tổng cục Du lịch Thái Lan tập trung vào kế hoạch 5R (Reboot, Rebuild, Refresh, Rebound, Rebalance) gồm: Khởi động lại: kích thích du lịch nội địa tại các địa phương; Xây dựng lại: nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp; Làm mới: tạo các chiến lược truyền thông để tăng cường nhận thức về du lịch an toàn tại Thái Lan; Phục hồi: tăng cường thu hút du khách quốc tế (đặc biệt các thị trường chủ lực); Tái cân bằng: tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, đẩy mạnh việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế, trách nghiệm với xã hội và bảo tồn tài nguyên.

- Thứ tư, các quốc gia cũng thường xem xét thành lập hội đồng (tổ chức) phục hồi và phát triển ngành du lịch trở lại như Singapore thành lập Nhóm công tác phục hồi du lịch (Tourism Recovery Action Task Force) với thành phần gồm cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch và các cơ quan tổ chức trụ cột trong ngành du lịch, với nhiều vụ khôi phục niềm tin và cung cấp sự bảo đảm cho người dân và du khách nước ngoài; nâng cao năng lực ngành du lịch và nhận diện cơ hội trong bối cảnh hiện tại; phát triển một chiến lược phục hồi để tạo sự khác biệt của Singapore với đối thủ cạnh tranh; tập hợp các bên liên quan cùng tham gia và hỗ trợ phục hồi ngành du lịch.

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

Với thực trạng ngành du lịch Việt Nam thời gian qua, mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng và kỳ vọng, các điểm hạn chế năng lực cạnh tranh còn chậm khắc phục, công tác quản lý phát triển khách hàng và thị trường chưa hiệu quả, bền vững trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây tác động tiêu cực.

Để sớm đưa ngành du lịch Việt Nam phục hồi, phát triển xứng đáng vai trò ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới, các giải pháp cần nghiên cứu, xây dựng theo hai bước trong đó ngắn hạn nên tập trung cho quá trình phục hồi sau đại dịch và dài hạn tập trung cho các giải pháp khắc phục các tồn tại hạn chế và phát triển ổn định, bền vững.

4.1. Giải pháp ngắn hạn:

Trong ngắn hạn, nhiệm vụ chính của ngành du lịch nên tập trung vào công tác khắc phục hậu quả và phục hồi du lịch trong và sau đại dịch với các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, khuyến khích phục hồi du lịch nội địa trước ngay dịp Tết và đầu năm 2022 và có lộ trình mở cửa du lịch quốc tế an toàn, có thỏa thuận mở cửa biên giới với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm thấp, nghiên cứu áp dụng các mô hình như “Bong bóng du lịch”, “Làn xanh du lịch”; xem xét mở cửa đường bay quốc tế hai chiều đi – đến các điểm, quốc gia an toàn trong điều kiện cho phép; có chương trình 45 kích cầu du lịch nội địa cụ thể; ban hành qui định, quy trình hướng dẫn khách đi lại, xuất nhập cảnh, cách ly (nếu có) ở mức phù hợp nhất có thể.

Cần sớm sơ kết chương trình mở của du lịch của Phú Quốc, Hội An ...., để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Thứ hai, kiểm soát dịch bệnh và thích ứng an toàn, hoàn thiện và ban hành Chương trình phòng, chống dịch trong điều kiện mới, trong đó có các quy định, hướng dẫn cụ thể về bảo đảm an toàn dịch bệnh của ngành du lịch. Các giải pháp kiểm soát và thích ứng dịch bệnh cần xem xét ở cả ba phía: điểm du lịch, khách du lịch và hướng dẫn viên.

Thứ ba, triển khai chứng nhận, hộ chiếu Vaccine là chìa khóa để đưa xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Chứng nhận Vaccine sẽ được xem xét cấp cho các đối tượng đã tiêm phòng đầy đủ và cho phép họ tham gia các hoạt động cộng đồng, từ đó giúp các địa điểm, khu du lịch trở nên an toàn cho người dân và khách du lịch. Quá trình áp dụng hộ chiếu Vaccine nên thực hiện theo từng bước và gắn với số hóa.

Trước tiên nên áp dụng hộ chiếu Vaccine cho những quốc gia an toàn dịch bệnh, các chuyến bay thuê bao trọn gói với chương trình du lịch khép kín (như du lịch Phú Quốc, Hội An, Hạ Long...), từ đó bảo đảm khách du lịch cùng đến một điểm để dễ kiểm soát khi phát sinh lây nhiễm cộng đồng.

Quá trình áp dụng hộ chiếu Vaccine cần được thực hiện linh hoạt theo diễn biến kiểm soát dịch bệnh tại các quốc gia điểm đến để có điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, đặc biệt với những biến chủng mới nguy hiểm và khó kiểm soát.

Thứ tư, thu hút lao động du lịch trở lại làm việc: Chính phủ nghiên cứu áp dụng chính sách an sinh xã hội theo hướng hỗ trợ tiền thuê nhà, đào tạo kỹ năng trong bối cảnh mới. Doanh nghiệp cần xây dựng và công bố các kế hoạch dự phòng, các cam kết, chính sách hỗ trợ, sử dụng lao động, chính sách, điều kiện làm việc an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người lao động khi dịch bệnh diễn biến phức tạp theo từng cấp độ để người lao động không lo ngại trước các vấn đề rủi ro bất thường, yên tâm làm việc.

Bên cạnh các chính sách thu hút lao động thông qua cơ chế thu nhập, phúc lợi; các doanh nghiệp cũng cần xây dựng chính sách cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ một phần chỗ ở, ổn định tâm lý để người lao động sớm thích nghi trong điều kiện bình thường mới; có hướng dẫn chi tiết làm việc từ xa.

Thứ năm, tiếp tục triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ngành du lịch phục hồi và thích ứng tình hình mới: Chính phủ chỉ đạo khẩn trương tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ hiện tại, tháo gỡ nhanh chóng những vướng mắc trong quá trình triển khai, thúc đẩy nhanh quá trình tiêm Vaccine để tăng độ phủ Vaccine trong nước, đặc biệt là các khu, điểm du lịch và các thành phố lớn.

Thứ sáu, triển khai đồng bộ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH 2022-2023, trong đó cần quan tâm ưu tiên cụ thể hơn đối với ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan. Để quá trình phục hồi và phát triển bền vững, ngành du lịch có 46 thể xem xét thành lập Hội đồng phục hồi du lịch, chuẩn bị các kế hoạch dự phòng khủng hoảng để chủ động các ứng phó khi xuất hiện các diễn biến phức tạp, bất ngờ.

Thứ bảy, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, thiết kế sản phẩm du lịch phù hợp, đào tạo nhân viên du lịch phục vụ trong điều kiện thích ứng an toàn.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 16:01

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 17:46

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 08:12

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
19/01/2022 09:34

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 15:00

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
12/01/2022 12:00

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 09:36

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
11/01/2022 14:09

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 14:43

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
04/01/2022 07:00

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
01/01/2022 14:46

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 09:26

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
01/01/2022 07:07

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 10:19

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 10:08

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 16:58

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 07:28

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 07:10

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.