{ "vars": { "account": "G-KD9XKT44DC" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần đầu của bài "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023" của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV với nội dung liên quan đến "Thực trạng ngành du lịch Việt Nam":

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022-2023

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành Du lịch Việt Nam thời gian qua đã vươn lên mạnh mẽ để có những bước tiến nhanh, vững chắc, về cả quy mô và chất lượng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, du lịch Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với các quốc gia đứng đầu trong khu vực về du lịch như Thái Lan, Malaysia.

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh: Hoàng Phong/VNE).

Các chỉ số năng lực cạnh tranh như hạ tầng cảng, đất liền; mức độ ưu tiên của Đảng và Nhà nước; nguồn nhân lực văn hóa và du lịch; hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế, thấp hơn các quốc gia trong khu vực; cơ cấu khách hàng du lịch quốc tế chưa hiệu quả, bền vững. Đồng thời, du lịch còn là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.

Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy nhanh quá trình hồi phục và phát triển ngành du lịch đòi hỏi phải xây dựng nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn, nhiều nỗ lực, cố gắng hơn của không chỉ doanh nghiệp, ngành mà còn là sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính Phủ và các cơ quan quản lý Trung ương đến địa phương.

Từ đó để hệ thống lại các vấn đề hiện nay, bài viết tập trung vào 4 nội dung chính: (1) Thực trạng ngành du lịch Việt Nam; (2) Tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành du lịch; (3) Kinh nghiệm quốc tế phục hồi và phát triển du lịch; (4) Một số giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam thời gian tới.

1. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1. Tổng quan ngành du lịch

1.1.1. Vai trò của ngành du lịch

Lâu nay, nhiều nghiên cứu đánh giá khá chung chung về vai trò của ngành du lịch. Theo WB (2019), du lịch là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp cho thịnh vượng chung của quốc gia.

Du lịch toàn cầu bình quân đóng góp khoảng 10,4% GDP và 10,6% việc làm toàn cầu năm 2019 (theo WTTC). Du lịch góp phần đa dạng hóa xuất khẩu dịch vụ, tạo việc làm (nhất là cho phụ nữ và giới trẻ) và cơ hội kinh doanh cho các DNNVV. Như là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị, du lịch có hệ số lan tỏa lớn (từ 1,5–3,5 lần).

Đồng thời, du lịch còn là công cụ góp phần giảm tụt hậu, chênh lệch giàu – nghèo cho những vùng lạc hậu, xa xôi hẻo lánh, nhưng nơi ít có điều kiện phát triển công nghiệp, qua đó, đóng góp vào thịnh vượng chung.

Đối với Việt Nam, ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trực tiếp ở mức khá cao 9,2% GDP quốc gia. Du lịch Việt Nam cũng đem lại doanh thu lên tới 32,8 tỷ USD và 2,5 triệu việc làm trong năm 2019 trước khi dịch 27 COVID-19 bùng phát. Đóng góp gián tiếp của ngành qua hệ số lan tỏa (khoảng 1,6 lần) cho nhiều ngành, lĩnh vực khác còn nhiều dư địa tăng lên.

1.1.2. Tiềm năng và lợi thế du lịch Việt Nam

Ngành du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển nhờ sự đa dạng về tài nguyên biển, tài nguyên rừng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, nhờ đó được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng khá cao (63/141 quốc gia) về năng lực cạnh tranh du lịch và đi lại năm 2019, trong đó có một số tiềm năng chính như nêu dưới đây.

- Tiềm năng du lịch từ tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên biển phong phú với 3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển thuộc vùng lãnh thổ và đặc quyền lãnh thổ, hơn 2.770 đảo ven bờ cùng nhiều bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển được đầu tư và khai thác trong đó có các khu vực có tiềm năng lớn đã được đầu tư phát triển như Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang, Phan Thiết - Mũi Né, Kiên Giang - Phú Quốc, Côn Đảo - Vũng Tàu...v.v.

+ Tài nguyên núi rừng với 30 vườn quốc gia trong đó có nhiều khu vực rất đa dạng về sinh vật như Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràm Chim, U Minh Hạ và U Minh Thượng; hơn 400 nguồn nước nóng với địa hình và hạ tầng đã khá khoàn thiện như suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông (Lâm Đồng); suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu); suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), suối nước nóng Quang Hanh (Quảng Ninh)...v.v.

- Tiềm năng du lịch từ tài nguyên văn hóa, lịch sử và con người: với trên 4.000 năm lịch sử, Việt Nam có 54 dân tộc anh em với các nét đặc trưng văn hóa độc đáo và đặc sắc. Việt Nam cũng có 7.966 lễ hội dân gian (7.039 lê hội) và lịch sử (332 lễ hội) cùng 9 di sản văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ). Văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú đa dạng mỗi vùng miền được phát triển hòa quyện với các nền ẩm thực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản ...v.v.

Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 8 di sản được công nhận di sản thế giới (danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất của UNESCO) gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO trao tặng nhất gồm: Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu, Ca trù và Hội Gióng. Một số tỉnh như Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thừa 28 Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau mỗi tỉnh sở hữu từ 2-3 danh hiệu UNESCO...v.v.

- Tiềm năng du lịch sinh thái, nông nghiệp: Việt Nam có thế mạnh về phát triển nông nghiệp với nhiều nông sản xuất khẩu, chiếm cơ cấu tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại quốc gia. Sản phẩm du lịch nông nghiệp Việt Nam khá đặc sắc và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau như du lịch miệt vườn tại khu vực miền Đông Nam và Tây Nam Bộ, du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với trang trại trồng trọt chăn nuôi tại Nam Trung Bộ, du lịch Nhà rông và vườn hoa khu vực Tây Nguyên; du lịch làng nghề, phong cảnh thiên nhiên tại khu vực đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc.

-Tiềm năng du lịch mạo hiểm: Việt Nam có nhiều địa phương như vùng Đông – Tây Bắc có địa hình đồi núi như đỉnh Fansiapan (Lào Cai), đỉnh Tây Côn Lĩnh, Mã Pì Lèng (Hà Giang), thác Bản Giốc (Cao Bằng), ...; khu vực miền Trung cũng có nhiều hang động thu hút sự khám phá của khách du lịch ưa mạo hiểm như quần thể hang động Sơn Đoòng (Quảng Bình), đỉnh Puxailaileng (Nghệ An)...v.v.

-Tiềm năng du lịch MICE, thể thao: ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn là quốc gia có chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại tự do (FTAs) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch MICE và du lịch nói chung phát triển. Đặc biệt, Việt Nam còn là quốc gia có chế độ chính trị ổn định, hạ tầng CNTT – viễn thông liên tục cải thiện; có nguồn nhân lực khá trẻ, tương đối dồi dào (lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam cuối quý 3/2021 khoảng 50 triệu người, chiếm 51,3% dân số, theo TCTK); đây là những điều kiện quan trọng thu hút FDI, tổ chức các hội nghị, diễn đàn, đại hội thể thao lớn...; qua đó kích cầu đầu tư, tiêu dùng và du lịch.

- Rõ ràng, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

1.1.3. Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch từ những năm 1990 đến nay

- Những năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách. Chỉ thị 46- CT/TW (tháng 10 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII) đã khẳng định: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

- Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo số 179-TB/TW kết luận về phát triển du lịch trong tình hình mới. Đây là một trong những văn bản chỉ đạo đặt 29 nền tảng cho nhiều chính sách, cơ chế quan trọng cho Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch.

- Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 2473/QĐ- TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch ban hành Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/08/2016 phê duyệt Đề án chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/07/2016 phê duyệt chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Đặc biệt, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết xác định chính thức mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Ngày 06/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW nêu trên. Ngày 22/1/2020, Thủ tướng CP ký Quyết định 147/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng thu du lịch 12-14%/năm, đóng góp ngành du lịch lên đến 12-14% GDP năm 2025 và tăng 11- 12%, đóng góp 15-17% GDP năm 2030. Đồng thời, trên cơ sở Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021– 2025. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tác động rất mạnh và làm thay đổi căn bản ngành du lịch.

Rõ ràng là chủ trương, chính sách, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước đã có, Chính phủ, bộ ngành liên quan cũng đã có chiến lược, đã triển khai một số chương trình hành động, nhưng rất tiếc là chúng ta chưa có đánh giá, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19, nhìn nhận xu hướng, tiềm năng; từ đó, cập nhật, điều chỉnh định hướng, chiến lược quản lý và phát triển du lịch một cách đồng bộ, bài bản. Đây có lẽ là thời điểm rất thích hợp để làm việc này.

1.1.4. Một số kết quả đạt được

Giai đoạn 1990-2000 là thời kỳ xây dựng nền móng tiếp nối từ khi thành lập ngành du lịch năm 1960. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước bắt đầu được đầu tư xây dựng và mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ. Năm 1990 cả nước

30 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng, đến năm 2000 cả nước đã có 3.267 cơ sở (gấp 9,3 lần) và 72.200 buồng (gấp 4,3 lần). Lượng khách và doanh thu du lịch cũng tăng trưởng cao, năm 2000 thu hút khách quốc tế đạt 2,1 triệu, tăng 8,5 lần và khách trong nước đạt 11,2 triệu, tăng 11,2 lần, với tổng thu doanh du lịch đạt 0,76 tỷ USD tăng 13 lần so với năm 1990.

Giai đoạn 2000-2010 là thời kỳ ngành du lịch bắt đầu có định hướng phát triển rõ rệt, tăng trưởng nhanh, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng. Số cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục tăng nhanh, năm 2010 đạt 12.352 cơ sở tăng 3,78 lần và số buồng đạt 237.111 tăng 3,28 lần so với năm 2000. Thu hút khách và doanh thu du lịch tiếp tục đạt những kỷ lục mới. Cụ thể khách quốc tế năm 2010 đạt 5 triệu lượt, khách nội địa đạt 28 triệu lượt và doanh thu từ khách du lịch đạt 4,19 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt 2,36 lần, 2,5 lần và 5,5 lần so với năm 2000.

Giai đoạn 2010-2019 (trước đại dịch COVID-19), thời kỳ ngành du lịch tăng tốc, đến hết năm 2019 cả nước đã có 22.184 cơ sở lưu trú du lịch với 499.305 buồng tăng 1,8 lần về cơ sở lưu trú và 2,1 lần về số buồng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010-2019 về cơ sở lưu trú đã chậm lại nhưng thu hút khách và doanh thu du lịch vẫn tăng nhanh, bình quân tăng trưởng khách quốc tế đạt 29%/năm, khách du lịch nội địa tăng 23%, doanh thu từ du lịch tăng 76%, cao hơn giai đoạn 2000-2010 (lần lượt đạt 14%, 15% và 45%).

Hình 1: Phát triển hạ tầng và kinh doanh du lịch từ năm 1990 đến hết 2019

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Như vậy, sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành du lịch Việt Nam đã tăng 63 lần về số cơ sở và tăng 29 lần về số buồng, 72 lần lượng khách quốc tế, 85 lần khách du lịch trong nước và 560 lần doanh thu du lịch. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.700 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.820 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.135 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 725 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Các mục tiêu phát triển ngành du lịch theo Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 phê duyệt “Chiến 31 1000.000 buồng 1.000 cơ sở Triệu lượt Tỷ USD lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” hầu hết đều đạt được từ năm 2019. Tuy nhiên năm 2020-2021, do tác động của đại dịch COVID-19, các chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch đều có sự sụt giảm mạnh như lượng khách quốc tế năm 2020 đạt 3,8 triệu lượt giảm 78%, khách nội địa đạt 56 triệu lượt giảm 34%, doanh thu du lịch chỉ đạt 13,7 tỷ USD, giảm 58%. Năm 2021, ngành du lịch vẫn đang tiếp tục chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19.

Bảng 1: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011-2020

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, ILO, Viện ĐT&NC tính toán, tổng hợp.

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2020, điểm mạnh du lịch Việt Nam thể hiện trên 6 phương diện sau (cao hơn thứ hạng tổng thể là 63/140): (i) giá cả cạnh tranh (chi phí khá rẻ, xếp thứ 22/140), (ii) tài nguyên văn hóa và du lịch kinh doanh (29/140), (iii) thắng cảnh (thứ 35/140), (iv) nguồn nhân lực và thị trường lao động (thứ 47/140), (v) hạ tầng giao thông hàng không (50/140), (vi) an toàn và an ninh (58/140).

Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019 và 2021, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á. Cùng với đó là rất nhiều giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới dành cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch, nhà hàng, công ty du lịch, hãng hàng không...v.v.

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016 đạt 6,9%; năm 2017 đạt 7,9%; năm 2018 đạt 8,3% và năm 2019 đạt 9,2%. Trong năm 2020 và 2021 do tác động của dịch COVID-19, đóng góp của ngành du lịch Việt Nam vào GDP bị sụt giảm theo xu hướng chung toàn cầu, lần lượt đạt khoảng 4% năm 2020 và 2,5% năm 2021, tuy nhiên vẫn cao hơn mức bình quân của thế giới và Châu Á (Hình 2).

Hình 2: Đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP (%)

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, ILO, Viện ĐT&NC tính toán, tổng hợp.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 16:01

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 17:46

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 08:12

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
19/01/2022 09:34

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 15:00

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
12/01/2022 12:00

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 09:36

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
11/01/2022 14:09

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 14:43

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính
04/01/2022 07:00

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
03/01/2022 09:22

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
01/01/2022 14:46

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 09:26

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 10:19

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 10:08

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 16:58

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 07:28

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 07:10

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.