{ "vars": { "account": "G-KD9XKT44DC" }, "triggers": { "trackPageview": { "on": "visible", "request": "pageview" } } }

Phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam với 8 nhóm giải pháp chính

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong trung và dài hạn, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn , cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính.

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần thứ 5 của bài "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023" của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV với nội dung liên quan đến những giải pháp phục hồi và phát triển du lịch trong trung và dài hạn:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

1. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1. Tổng quan ngành du lịch

1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2 NĂM QUA

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

4.1. Giải pháp ngắn hạn

Ảnh minh hoạ: H.T/hoianheritage.

4.2. Trong trung và dài hạn

Trong trung và dài hạn, cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn của ngành du lịch, cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới với 8 nhóm giải pháp chính như sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng, ban hành và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển du lịch giai đoạn 2022-2023 như là một cấu phần trong Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH;

Thứ hai, cập nhật, ban hành Chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030; trong đó có các cấu phần về phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành quy hoạch ngành du lịch 2022-2030.

Thứ ba, xem xét sơ kết 5 năm nội dung triển khai Nghị Quyết 08-NQ/TW (2017) của Bộ Chính trị, từ đó kịp thời rút ra các bài học kinh nghiệm, điều chỉnh, cập nhật các định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, nhất là trong và sau dịch bệnh.

Thứ tư, đẩy nhanh hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế số, du lịch số, nhất là các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả mô hình hỗn hợp (trực tiếp và trực tuyến), du kịch không chạm, du lịch MICE.

Thứ năm, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể xem xét đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền sao cho một phó thủ tướng phụ trách du lịch cũng có thể chỉ đạo liên bộ, ngành có liên quan đến quản lý và phát triển du lịch, hoặc nghiên cứu thành lập Hội đồng Du lịch Quốc gia.

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu ngành du lịch, cung cấp đầy đủ kịp thời các chỉ tiêu du lịch gắn với các chỉ số cạnh tranh du lịch địa phương và cả nước; trong đó cần sớm hoàn thiện và công bố đầy đủ dữ liệu về đóng góp trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của ngành du lịch, để có đánh giá, quản lý và ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp.

Thứ bảy, nâng cấp, kiện toàn quỹ hỗ trợ phát triển du lịch đủ năng lực để tham gia hỗ trợ, quản lý và phát triển ngành hoặc nghiên cứu xây dựng hệ thống tổ chức huy động vốn chuyên biệt cho phát triển du lịch trong chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2022-2030. 47 Thứ tám, tăng cường liên kết ngành giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế, hiệp hội tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế trong định hướng phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch nông nghiệp, sinh thái, MICE, trung tâm tài chính quốc tế, xây dựng và phát triển các sản phẩm văn hóa nghệ thuật tầm cỡ quốc tế có khả năng giao lưu trao đổi quốc tế cao...v.v.

4.2.2. Nhóm giải pháp huy động và phân bổ nguồn lực

- Thứ nhất, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho du lịch hàng năm hiện nay từ mức 1,4% lên 3-4% tổng chi NSNN như một số các quốc gia trong khu vực, góp phần bảo đảm gia tăng năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam so với các quốc gia phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore.

- Thứ hai, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, Chính phủ có thể xem xét nghiên cứu thực hiện đầu tư công trực tiếp vào kết cấu hạ tầng các khu vực phát triển du lịch, kết cấu hạ tầng trọng điểm, liên kết vùng, bảo tồn di tích. Nhiệm vụ chính của nguồn vốn ngân sách vẫn đóng vai trò là vốn “mồi”. Chức năng chủ yếu là Chính phủ đóng vai trò của một cơ quan hướng dẫn, quản lý và kiểm soát đầu tư phát triển du lịch.

- Thứba, đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng, nhất là cao tốc Bắc – Nam, sân bay, nâng cấp đường sắt; tháo gỡ vướng mắc để phát huy hình thức hợp tác công – tư (PPP)...v.v. Đây sẽ là động lực quan trọng góp phần phục hồi KT- XH, phục hồi và lan tỏa du lịch.

- Thứ tư, phát triển thị trường vốn gắn với hỗ trợ huy động tài chính cho ngành du lịch: nghiên cứu phát triển trái phiếu du lịch, trái phiếu xanh, đẩy mạnh cổ phần hóa ngành du lịch, thúc đẩy quá trình niêm yết doanh nghiệp du lịch lên thị trường chứng khoán; để tăng khả năng huy động vốn, tăng tính công khai, minh bạch và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

4.2.3. Nhóm giải pháp ứng dụng KHCN và chuyển đổi số

- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng CNTT, hệ thống số hóa dữ liệu quốc gia về du lịch, hệ thống thông tin số về du lịch, thị trường du lịch.

- Thứ hai, xây dựng dự án phát triển du lịch thông minh, ứng dụng mobile, trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot, IoT, dịch vụ thực tế ảo (VR) – du lịch không chạm trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng phần mềm đăng ký, quản lý du lịch gắn với tương tác thực tế với khách du lịch thông qua các thao tác phản hồi, góp ý, chấm điểm, xếp hạng trực tuyến các dịch vụ, điểm du lịch Việt Nam. Xây dựng mô hình quản lý điểm du lịch thông minh; các công cụ cho phép tương tác, giao tiếp thông qua AI; theo dõi phân tích nhu cầu, thói quen du lịch, từ đó tự động phát hiện những xu hướng, nhu cầu du lịch mới; ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách. 48 - Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú. Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong phát triển các hình thức du lịch không chạm, du lịch thông qua thực tế ảo (VR360), giảm thiểu tương tác qua lại giữa con người với con người và giữa con người với vật thể.

4.2.4. Nhóm giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm

4.2.4.1. Quản lý điểm đến và tăng cường trải nghiệm khách hàng

- Nâng cao giá trị du lịch và trải nghiệm của khách hàng trong toàn bộ chuỗi hoạt động du lịch từ đăng ký, di chuyển, lưu trú, thăm quan, mua sắm, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch và kết thúc chương trình tại từng điểm du lịch, khu du dịch, địa bàn du lịch.

- Tăng cường quản lý các luồng khách du lịch tại từng điểm du lịch bảo đảm kịp thời điều chỉnh quy mô du khách tại các điểm du lịch, giảm thiểu quá tải tại các giờ cao điểm trong ngày/tuần/tháng; từ đó gia tăng lợi ích cho khách/điểm du lịch, đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

- Phát triển các điểm du lịch thông qua từng hoạt động quảng bá, marketing hiệu quả cho mỗi điểm du lịch. Nâng cao chất lượng phục vụ thông qua cải thiện chất lượng, trình độ, kỹ năng nghệ nghiệp, kỹ năng quản lý nguồn nhân lực du lịch.

4.2.4.2. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm

- Phát triển đa dạng thị trường và sản phẩm du lịch, thông qua phát triển du lịch nội địa, đa dạng hóa thị trường quốc tế, trong đó trọng tâm là thị trường chi tiêu du lịch cao và lưu trú dài ngày như Châu Âu và Mỹ; đa dạng hóa các loại hình du lịch và tăng cường hợp tác du lịch quốc tế.

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn thị hiếu, hình thức, mong muốn trải nghiệm, độ tuổi, sở thích, thói quen, văn hóa, nhu cầu chi tiêu khách hàng thị trường Châu Âu, Mỹ từ đó thiết kế sản phẩm chất lượng cao phù hợp với thị trường mục tiêu.

- Xây dựng định hướng, chiến lược cụ thể tiếp cận thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ từ chương trình marketing, xúc tiến quảng bá du lịch đến các sản phẩm du lịch cần được điều chỉnh hoàn thiện phù hợp theo thị hiếu từng thị trường mục tiêu.

4.2.4.3. Phát triển, hoàn thiện sản phẩm du lịch

- Thứ nhất, xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, MICE gắn với chương trình, chiến lược thương mại, đầu tư, hội nhập, ngoại giao giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu.

- Thứ hai, cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch như giới hạn số lượng khách du lịch không vượt quá công suất tối đa tại điểm du lịch. Nghiên cứu thông qua ứng dụng số và phát triển, cá thể hóa sản phẩm mới, nhằm gia tăng trải nghiệm khách du lịch. 49 - Thứ ba, tiếp tục tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch. Thúc đẩy phát triển du lịch nội địa làm cơ sở nền tảng vững chắc, cùng với việc đa dạng hóa, phát triển khách du lịch quốc tế; chú trọng liên kết vùng trong thiết kế, triển khai các chương trình du lịch.

- Thứ tư, xây dựng sản phẩm du lịch theo hướng tạo liên kết đa dạng các sản phẩm du lịch theo lĩnh vực du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe, các chương trình sự kiện thể thao, văn hóa tầm cơ quốc tế và du lịch MICE; để có thể khuyến khích tăng chi tiêu của khách quốc tế.

- Thứ năm, nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm thương mại du lịch đáp ứng được tiêu chuẩn thông lệ quốc tế thông qua quy định hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm dịch vụ, hàng hóa phù hợp. Nâng tầm nghệ thuật biểu diễn, văn hóa nghệ thuật trong nước, từng bước đưa sản phẩm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam vươn ra thế giới. Muốn vậy, cần có chiến lược, kế hoạch đầu tư bài bản cho liên kết ngành văn hóa – du lịch.

4.2.5. Nhóm giải pháp về bảo tồn và phát triển môi trường du lịch bền vững

- Xây dựng các chương trình, quy chế bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, các điểm du lịch, trong đó có các quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ công trình kiến trúc, cảnh quan sinh thái liên quan.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường, cảnh quan du lịch, văn hóa, kịp thời khắc phục sự cố đảm bảo phục hồi hiệu quả nguyên trạng tốt nhất. - Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo tồn môi trường du lịch, giá trị văn hóa và các lợi ích

đem lại đối với khách du lịch cũng như người dân trên địa bàn du lịch. - Xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố môi trường tại các điểm, khu du lịch; nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về môi trường trong

du lịch phù hợp với tình hình phát triển từng thời kỳ. - Coi bảo về môi trường, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử, gắn với phát triển

hài hòa du dịch như là một tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả du lịch.

4.2.6. Nhóm giải pháp tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch

- Thứ nhất, đổi mới phương thức quảng bá du lịch; xây dựng, định vị hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc.

- Thứ hai, đẩy mạnh marketing, quảng bá du lịch điện tử, trực tiếp, phương tiện truyền thông quốc tế uy tín như các kênh truyền hình CNN, BBC, kênh truyền thông internet như Youtube, Tiktok...v.v. tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế dễ dàng tiếp cận thông tin, hình ảnh con, người xã hội, văn hóa du lịch Việt Nam. 50 - Thứ ba, gắn chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch với một hoặc một số điểm du lịch, sản phẩm văn hóa cụ thể hoặc các liên kết văn hóa du lịch theo vùng miền.

- Thứ tư, thiết kế, xây dựng các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách quốc tế, nâng tầm các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, ca nhạc hoạt động phim ảnh đủ phù hợp thị hiếu và có khả năng “xuất khẩu” ra thế giới.

- Thứ năm, chuẩn bị nguồn ngân sách quảng bá du lịch phù hợp đáp ứng nhu cầu quảng bá tiếp thị ngành đảm bảo khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Malaysia. Bên cạnh đó, có thể hợp tác, chia sẻ huy động ngân sách trong nước hoặc thậm chí với các đối tác trong khu vực để thực hiện quảng bá du lịch chung trong khu vực ASEAN.

4.2.7. Nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Xem xét, nghiên cứu đánh giá tổng thể hiện trạng nguồn nhân lực du lịch trong và sau đại dịch COVID-19 cùng các cơ chế chính sách phát triển nhân lực du lịch hiện có. Thực hiện công tác ổn định tâm lý và hỗ trợ người lao động trong ngành du lịch; nghiên cứu mở cửa lại ngành du lịch trong điều kiện cho phép, sớm khôi phục việc làm cho người lao động.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh mới, tăng cường năng lực, khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trong tình hình bình thường mới.

- Tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo nâng cao, tập trung cho 2 đối tượng chính là cán bộ quản lý ngành du lịch và cán bộ lao động trực tiếp ngành du lịch. Bảo đảm ngành du lịch có đủ năng lực tự nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách định hướng phát triển hiệu quả đồng thời cũng đủ năng lực trực tiếp triển khai các sản phẩm du lịch truyền thống đến du lịch chất lượng cao, du lịch thời kỳ chuyển đổi số, CMCN 4.0. Cùng với đó, đầu tư phát triển chương trình “người dân làm du lịch”, vì chính những người dân là đại sứ du lịch.

4.2.8. Tổ chức thực hiện

- Thứ nhất, Chính phủ chủ trì đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược quốc gia phục hồi và phát triển du lịch như là một cấu phần quan trọng trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH 2022-2023 và các năm tiếp theo.

- Thứ hai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách đối với ngành du lịch trong ngắn hạn và trung dài hạn gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thể thao và môi trường. Quan tâm vấn đề huy động và phân bổ nguồn lực, ứng dụng KHCN và chuyển đổi số; phát triển thị trường, sản phẩm; bảo tồn và phát triển môi trường du lịch bền vững; tiếp thị và quảng bá du lịch; đào tạo, phát triển nguồn 51 nhân lực (như đã kiến nghị ở trên). Theo đó, cần xây dựng kế hoạch hành động hàng năm và tổ chức triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện.

- Thứba,BộKếhoạchvàĐầutưchủtrìphốihợpvớiBộVănhóa,Thể thao và Du lịch đề xuất chương trình, phân bổ nguồn vốn hỗ trợ phục hồi và phát triển ngành du lịch trong chương trình phục hồi tổng thể quốc gia; cũng như xây dựng quy hoạch phát triển du lịch quốc gia.

- Thứ tư, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng giao thông gắn với các chương trình phát triển ưu tiên của ngành du lịch. Theo đó, các dự án đầu tư hạ tầng giao thông cần có tính đến yếu tố phát triển du lịch.

- Thứ năm, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất kế hoạch chuyển đổi số ngành du lịch và triển khai đồng bộ hiệu quả các giải pháp về phát triển du lịch số trong thời gian tới.

- Thứ sáu, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp ngành du lịch cần tích cực, chủ động nghiên cứu, phân tích tình hình, xây dựng chiến lược thích ứng, phục hồi và phát triển ngành du lịch trong tình hình mới, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thể thao và môi trường. Triển khai tích cực các giải pháp ưu tiên trong ngắn hạn về ổn định và phục hồi; trong dài hạn tích cực tham gia chương trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đảm bảo vượt qua khó khăn thách thức và thích ứng với biến động môi trường trong tương lai.

Lời kết:

Trong thời gian qua, ngành du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, du lịch lại là một trong những ngành chịu nhiều tác động và ảnh hưởng lớn nhất. Ngành du lịch vẫn còn nhiều vấn đề, tồn tại, hạn chế cần sớm vượt qua để Việt Nam có thể đứng trong nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới vào năm 2030 như mục tiêu đã đề ra. Những điểm nghẽn phát triển của ngành đã lần lượt được phân tích, đánh giá và nhận diện cùng các nguyên nhân khách quan và chủ quan của bất cập trong ngành du lịch. Để có thể khắc phục được những hạn chế và phát triển ngành du lịch trong thời gian tới, cần sự đồng lòng vào cuộc mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các bộ, ban ngành chức năng, và cuối cùng đặc biệt là chính ngành du lịch, khối doanh nghiệp và nguồn nhân lực ngành cần tiếp tục nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu và triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm sớm vượt qua khó khăn, thách thức hiện tại, tận dụng cơ hội, xu hướng và sớm phục hồi, phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.

Bài liên quan
'Luồng xanh' cho du lịch cất cánh: 'Covid-19 buộc tất cả phải chọn chuyển đổi số hay không tồn tại'
18/05/2022 16:01

Tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững", ông Hoàng Quang Phòng cho rằng Covid-19 làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn và chính cơn "sóng thần" này đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa”?

Đề nghị 5 điểm nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch
22/03/2022 17:46

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương cho hay Bộ chính thức phát động mở lại các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước và đề nghị 5 điểm đối vơi scác địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng mở lại hoạt động du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Mở cửa toàn diện du lịch: 'Trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch'
19/02/2022 08:12

Đề cập tới quyết định mở cửa toàn diện du lịch của Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "trách nhiệm đang đặt lên vai các doanh nghiệp du lịch, phải chứng minh chính sách mở cửa là đúng đắn".

Cơ hội, thách thức cho chuyển đổi số du lịch Việt Nam
19/01/2022 09:34

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh những cơ hội thì tư duy, nhận thức đối với xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thông minh, chuyển đổi số du lịch chưa cao là một trong những thách thức...

Từ hiệu ứng hang Sơn Đoòng đến việc định hình du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới
12/01/2022 15:00

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử văn hoá thì Việt Nam cần định vị lại vị thế và thế mạnh du lịch của mình, từ đó sẽ dễ dàng quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Những xu hướng du lịch mới có khả năng xuất hiện trong 2022
12/01/2022 12:00

Vị TGĐ của Oxalis Adventure cho rằng trong năm 2022, bên cạnh việc xét nghiệm Covid-19 vẫn sẽ được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa thì du lịch có ý thức sẽ được khởi động và du lịch xanh cũng sẽ được chú ý.

Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch Inbound tại Việt Nam
12/01/2022 09:36

Theo ông Nguyễn Châu Á - Tổng giám đốc Oxalis Adventure, đối với du lịch Inbound tại Việt Nam, khi điểm đến kém hấp dẫn thì đối tác sẽ hướng khách của họ đi du lịch ở địa điểm khác hay quốc gia khác dẫn đến một lỗ hổng rất lớn của điểm đến sau khi mất thị trường trọng yếu.

Năm biện pháp quan trọng để khôi phục du lịch quốc tế
11/01/2022 14:09

Theo bà Julia Simpson - Chủ tịch, Giám đốc Điều hành, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, cần có các quy định đơn giản hóa cho những người đi du lịch quốc tế, cho phép công dân đã tiêm vaccine đầy đủ được đi du lịch mà không bị hạn chế.

Du lịch Hà Nội: Đa dạng hoá các loại hình đầu tư để nâng cao hiệu quả
05/01/2022 14:43

Theo vị GĐ Sở Du lịch TP. Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, thành phố sẽ đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch.

Những kinh nghiệm phục hồi du lịch của quốc tế và giải pháp ngắn hạn của Việt Nam
03/01/2022 09:22

Trải qua thời gian chịu tác động tiêu cực của Covid-19, nhiều quốc gia đã có những biện pháp để phục hồi và phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng có thể cân nhắc tới những giải pháp mang tính ngắn hạn.

Tác động của Covid-19 tới du lịch Việt Nam và những xu hướng mới
01/01/2022 14:46

Theo vị chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Covid-19 không chỉ tác động trực tiếp đến ngành du lịch mà còn gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn và dài hạn.

6 lĩnh vực cần được du lịch Việt Nam cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
01/01/2022 09:26

Ông Cấn Văn Lực cho rằng ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm cải thiện ít nhất là 6 lĩnh vực có điểm số thấp, các lĩnh vực còn dưới thứ hạng tổng thể và có nhiều chênh lệch với bình quân khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế
01/01/2022 07:07

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch
29/12/2021 10:19

Trong báo cáo, đánh giá và đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình tác động của Covid-19 đến ngành du lịch, 5 quan điểm và 3 mục tiêu của quá trình phục hồi, phát triển du lịch đã được đưa ra.

Những điểm yếu của du lịch Lai Châu và các đề xuất có giá trị
27/12/2021 10:08

Tại buổi toạ đàm đánh giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tuyến Tam Đường - TP. Lai Châu - Phong Thổ, các doanh nghiệp du lịch đề xuất địa phương cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng như tăng cường liên kết với các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Là loại hình an toàn nhất, du lịch golf 'càng phải phát triển mạnh'
23/11/2021 16:58

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, trước dịch đã nhìn thấy xu hướng và đầu tư vào sân golf rất mạnh; còn sau dịch, càng phải phát triển mạnh hơn nữa loại hình này vì đây là loại hình du lịch an toàn nhất.

'Mở cửa du lịch là nhu cầu cấp bách'
22/11/2021 07:28

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại toạ đàm Du lịch Việt Nam - Mở cửa đón khách quốc tế an toàn.

Gỡ khó cho doanh nghiệp và giải bài toán đón khách quốc tế của du lịch Bình Định
14/11/2021 07:10

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương trên cả nước có thể mạnh dạn, quyết tâm hơn trong khôi phục du lịch ở địa phương mình.